Trang chủ » ÔN CPA MÔN LUẬT- PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

ÔN CPA MÔN LUẬT- PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Phân loại hợp đồng

Căn cứ vào tính chất quốc thể hiện trong Hđ, HĐ có 2 loại :

  • Hợp đồng có yếu tố nước ngoài: Theo điều 663 Bộ luật dân sự hợp đồng có yếu tố nước ngoài

+ Có các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia

+ Các bên tham gia đều có pháp nhân VN, công dân VN nhưng căn cứ làm phát sinh thay đổi thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ hợp đồng ở nước ngoài

Ví dụ công ty cổ phần A và DNTN B tham gia hội chợ thương mại ở Thái Lan, tại Thái Lan 2 DN này ký hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau, như vậy căn cứ là phát sinh hợp đồng mua bán này ở nước ngoài theo điều 663 bộ luật dân sự QĐ

+ Các bên tham gia đều là công dân VN, pháp nhân VN nhưng đối tượng của hợp đồng là ở nước ngoài

( Đối tượng ở đây có thể là tài sản, hành vi ở nước ngoài, ví như 2 cty cp có trụ sở ở Hn ký hợp đồng mua dây chuyển sx, và dây chuyền ở nước ngoài)

  • Hợp đồng không có yếu tố nước ngoài

Theo Luật VIỆT NA  còn có:

  • Hợp đồng song vụ , đơn vụ
  • Hợp đồng chính, hợp đồng phụ
  • HĐ ko có mục đích kinh doanh và hợp đồng có mục đích kinh doanh
  • Hợp đồng vì lợi ích người thứ 3
  • Hợp đồng có điều kiện

HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Là sự thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại

Đặc điểm

  • Về chủ thể: HĐ KDTM được giao kết giữa các chủ thể trong đó ít nhất 1 bên là thương nhân

Thương nhân theo luật THƯƠNG MẠI  2005 bao gồm

+ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp: DN theo QĐ luật dn, HTX

+ Cá nhân có đăng ký kinh doanh tham gia vào hoạt động thương mại gọi là thương nhân

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hoá, NVL giữa ô A và ô B đây là hợp đồng dân sự thông dụng, cũng Hợp đồng mua bán nguyên liệu giữa công ty CP A và ô B là hợp đồng kinh doanh thương mại

Hoặc Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa HKD A và ông B

  • Về hình thức : Có thể là lời nói, văn bản hoặc hành vi trừ một số hợp đồng kdtm PL QĐ bắt buộc phải bằng văn bản

Ví dụ hợp đồng có yếu tố nước ngoài, mua bán hh quốc tế như hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, mua bán nhà ở

Các hình thức có giá trị tương đương văn bản gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu

  • Về nội dung và mục đích: phục vụ cho kinh doanh thương mại vì mục tiêu lợi nhuận

Theo luật TM 2005 HĐ KDTM bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ
  • Hợp đồng trong các hđ đầu tư đặc thù : HĐ nhận thầu xây lắp, chuyển nhượng dự án

Giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại

Chủ thể HĐ KD TM ít nhất có 1 bên là thương nhân

Thẩm quyền giao kết hợp đồng sẽ là đại diện hợp pháp của chủ thể giao kết bao gồm: đại diện theo PL hoặc đại diện theo uỷ quyền

Ví dụ: CT TNHH 2 tv trở lên ký hđ mua cafe nhân của DNTN thắng, trong HĐ thoả thuận người ký hợp đồng phải là đại diện PL

Cty TNHH 2 TV A B

  • TH công ty có 1 người là đại diện theo PL, điều lệ ko QĐ thì sẽ là chủ tịch hđtv (TH Công ty CP thì Chủ tịch hđ quản trị) , còn nếu điều lệ QĐ người đại diện thì theo điều lệ
  • TH Cty có 2 người đại diện thì để xác định thì căn cứ theo điều lệ ( cty cổ phần thì chủ tích hđ quản trị và GĐ hoặc TGĐ ký ( thường đề ra phải ra biết rằng điều lệ chỉ có 1 hay 2 người và điều lệ ko QĐ => nếu ko chốt thì phải chia ra 2 TH )

Trường hợp uỷ quyền thì phải uỷ quyền phải bằng văn bản

Ví dụ: Công ty TNHH 2 TV Y có trụ sở chính đóng tại Cầu giấy, có 4 tv ABCD, VĐL 10 Tỷ, điều lệ QĐ A là chủ tịch hđ tv, C là GĐ, đại diện theo PL của công ty

Ngày 10/5/20 A đại diện cho công ty ký hợp đồng mua 50 tấn xi măng của Bỉm sơn, hỏi hợp đồng do A ký có hiệu lực pháp lý ko, giải thích

  • Phân thành 2 Trường hợp

Thẩm quyền giao kết hợp đồng phải là người

Về thẩm quyền giao kết hợp đồng phải là đại diện theo PL hoặc đại diện uỷ quyền, trong tình huống này có 2 TH

  1. A ko phải là đại diện theo PL nhưng được C uỷ quyền, thì hđ có hiệu lực
  2. A ko phải đại diện và ko được uỷ quyền thì hđ ko có hiệu lực vì người ký ko đúng thẩm quyền

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Về giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hoá trong hđ mua bán hàng hoá

+ Bên bán phải giao hàng chứng từ theo thoả thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, đơn giá, hình thức đóng gói, bảo quản… và các QĐ khác trong hợp đồng

+ Địa điểm giao hàng: bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm thoả thuận

TH ko thoả thuận địa điểm thì địa điểm được xác định như sau:

+ TH hh là vật gắn liền với đất đai, thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó

+ TH trong hợp đồng có QĐ về vận chuyển hh thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên

+ Trong hđ ko QĐ về vận chuyển hàng hoá nếu vào tđ giao kết hợp đồng các bên biêt được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sx hoặc chế tạo hàng hoá thì bên bán giao hàng tại địa điểm đó

+ trong các th khác bên bán phải giao hàng tại địa điểm kd, nếu ko có địa điểm kd thì giao hàng tại nơi cư trú

Về thời hạn giao hàng

  • Bên bán phải giao hàng đúng với thời hạn thoả thuận theo hợp đồng
  • TH chỉ thoả thuận về thời hạn giao hàng mà ko xác định địa điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua

Ví dụ: Thời hạn là 3 tháng, thì có thể giao bất kỳ trong thời điểm nào trong 3 tháng đó, nhưng khi giao phải báo trước

  • TH ko có thoả thuận về tgian giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong 1 thời hạn hợp lý sau khi ký HĐ
  • TH giao trước thời hạn thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc ko nhận hàng nếu các bên ko có thoả thuận nào khác

Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

Trừ th PL và các bên có thoả thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hoá được chuyển giao

THỦ TỤC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

  • Đề nghị giao kết hợp đồng
  • Chấp nhận giao kết hợp đồng (vô điều kiện)
  • Thời điểm giao kết: hợp đồng

+ Hợp đồng được giao kết bằng văn bản thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác thể hiện trên văn bản

+ Hợp đồng được giao kết gián tiếp như fax, điện báo.. là tđ bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng ( th ko thay đổi bất kỳ 1 nội dung gì)

+ Hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì tđiểm là các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng

  • Hiệu lực của hđ: HĐ KD TM có hiệu lực từ tđ giao kết trừ th các bên có thoả thuận khác hoặc Luật có QĐ khác
  1. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TRONG KDTM

Theo QĐ của Bộ luật dân sự 2015 thì các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐ kdtm là do PL QĐ, việc áp dụng là do các bên thoả thuận

Theo luật KD TM thì có 9 biện pháp:

+ Cầm cố tài sản : áp dụng với TH vay

+ Thế chấp: áp dụng mua bán, hđ vay ( hợp đồng tín dụng)

+ Đặt cọc: áp dụng hđ mua bán hh

+ Ký cược: áp dụng th thuê tài sản

+ Ký quỹ: áp dụng hợp đồng vay

+ Bảo lưu quyền sở hữu: áp dụng th mua bán hh

+ Bão lãnh: áp dụng th mua bán, hợp đồng vay

+ Tín chấp: hđ vay

+ Cầm giữ tài sản: áp dụng hđ mua bán hh

Trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, 1 biện pháp ko dùng tài sản để bảo đảm là tín chấp

Bảo lãnh thì bên thứ 3 độc lập với các bên trong hợp đồng, bên thứ 3 cam kết với bên có quyền để thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng nghĩa vụ.

  1. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

HĐ KD TM Có hiệu lực khi có đủ 4 điều kiện QĐ tại  điều 117 tại bộ luật dân sự 2015

+ Chủ thể giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực PL dân sự và năng lực hành vi dân sự

+ Chủ thể tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện

+ Mục đích và nội dung ko QĐ điều cấm của luật ( cấm khác trái luật ,cấm thì vô hiệu, trái thì sửa)

+ Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực trong Th luật có QĐ ( ví dụ luật QĐ bằng văn bản , nhưng lại bằng lời nói)

  • Không tuân theo thì vô hiệu

HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Hợp đồng vô hiệu là HĐ không tuân theo 1 trong 4 điều kiện QĐ tại điều 117 bộ luật dân sự 2015

Ví dụ thỏa thuận mua bán pháo nổ, hóa chất, nằm trong danh mục cấm hóa chất mua bán, mua bán hàng giả

Tùy theo tính chất, mức độ của hợp đồng vô hiệu, thì hợp đồng có 2 loại:

  1. Vô hiệu toàn bộ
  • Là hợp đồng không có hiệu lực pháp lý tại td giao kết
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết ko phát sinh vào td giao kết hợp đồng
  1. Hợp đồng vô hiệu từng phần
  • Là hợp đồng vô hiệu 1 phần hoặc điều khoản mà các bên thỏa thuận trái PL, không ảnh hưởng đến phần hoặc các điều còn lại trong hợp đồng
  • Xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
ôn cpa môn luật chương pháp luật hợp đồng
ôn cpa môn luật chương pháp luật hợp đồng

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm

  1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
  • Là hình thức chế tài theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh thương mại phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm
  • Căn cứ áp dụng:

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng

+ Có lỗi của bên vi phạm

  • Hình thức chế tài

+ bên bị vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện như tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, mua hàng hóa , thiếu sót của dịch vụ

Bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh

TH bên vi phạm và bị vi phạm thỏa thuận gia hạn dịch vụ hoặc thỏa thuận thay dịch vụ này bằng dịch vụ khác thì không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp được đặt ra khi có vi phạm điều khoản về số lượng, chất lượng của hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật của công việc

  1. Phạt vi phạm hợp đồng

Là hình thức chế tài áp dụng với hành vi vi phạm hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả 1 khoản tiền phạt do PL QĐ hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở QĐ của PL

Căn cứ áp dụng

Theo sự thỏa thuận của các bên: Không có thỏa thuận trong hợp đồng không áp dụng chế tài phạt

  • Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng được thực hiện trước khi vi phạm xảy ra, sau khi vi phạm xảy ra mới thỏa thuận thì không được áp dụng
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng
  • Có lỗi của bên vi phạm

Mức phạm vi phạm hợp đồng

Được giới hạn bởi PL, các bên có quyền thỏa thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt do PL QĐ theo điều 301 Luật thương mại 2005

Mức phạt đối với nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm ( trừ TH các bên được miễn trách nhiệm pháp lý

  1. Bồi thường thiệt hại

Khái niệm: là bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

Căn cứ áp dụng:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp ra thiệt hại ( có mối liên hệ nhân quả)

Mức bồi thường thiệt hại

  • Giá trị tổn thất thực tế trực tiếp
  • Khoản lợi nhuận trực tiếp mà bên bị vi phạm được hưởng

Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất

LƯU Ý: Mối quan hệ giưa trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Các bên có quyền thỏa thuận chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường hoặc phải nộp tiền phạt và bồi thường

  • Trong TH các bên của hợp đồng không thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
  • TH các bên có thỏa thuận phạt vi phạm ( không thỏa thuận bồi thường thiệt hại) thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt và buộc bồi thường thiệt hại.

4. TẠM NGỪNG ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG

Tạm ngừng hợp đồng: Là việc 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực

Căn cứ áp dụng:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng
  • Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng
  • Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng

+Hợp đồng vẫn có hiệu lục

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

ĐÌNH CHỈ VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG : Là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ

Căn cứ áp dụng

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ
  • Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng
  • Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng

+ khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ

+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Hỏi :1 bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng không?

Có. + Nếu xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ

       + Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng

VÍ DỤ: Bên A giao hàng không đúng về thời hạn cho bên B, đồng thời giao hàng thiếu về số lượng trong lần giao hàng thứ 1 cho bên B.

Bên B đã đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng sau khi đã thông báo cho bên A

Hỏi việc đơn phương đình chỉ có phù hợp với QĐ của PL không

Nêu khái niệm đình chỉ việc thực hiện là việc 1 bên chấm dứt nghĩa vụ theo QĐ luật thương mại năm 2005 điều 310

Các căn cứ để đình chỉ việc thực hiện là các bên xảy ra vi phạm là điều kiện để các bên …

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng

Trong tình huống trên bên A đã vi phạm hợp đồng về thời hạn và về số lượng

Vi phạm này là vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng

Và bên B đã thông báo cho bên A biết nên việc đơn phương đình chỉ của bên B là phù hợp

5, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG

Khái niệm: Là sự kiện pháp lý mà hậu quả làm cho nội dung hợp đồng bị huỷ bỏ không  có hiệu lực từ thời điểm giao kết

Hủy bỏ hợp đồng gồm hủy bỏ toàn bộ và hủy bỏ 1 phần của hợp đồng

  • Hủy bỏ toàn bộ là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ
  • Hủy bỏ 1 phần là việc bãi bỏ thực hiện 1 phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn còn nghĩa vụ

Căn cứ áp dụng: Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng

Hợp đồng bị huỷ bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không hiệu lực từ thời điểm giao kết

Các bên không phải thực hiện các nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng trừ các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp

Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời

Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

LƯU Ý:

Bên tạm ngừng , đình chỉ hoặc hủy bỏ phải thông báo ngay cho bên kia biết

Trong TH không thông báo ngay và gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại

MIỄN TRÁCH NHIỆM VỊ PHẠM HỢP ĐỒNG

Miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo điều 294 Luật thương mại: có 4 TH :

  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng
  • Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được
  • Là nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng bao gồm thiên tai, hỏa họa, chiến tranh, sự thay đổi chính sách PL của nhà nước

Lưu ý : khi xảy ra sự kiện bất khả kháng đối với những hợp đồng có thời hạn cố định về giao hàng thì các bên có quyền là không thực hiện hợp đồng

TH, nội dung của hợp đồng có thỏa thuận giao hàng trong thời hạn các bên có quyền thỏa thuận  kéo dài thực hiện hợp đồng, TH các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn nghĩa vụ được tính thêm bằng tgian = tgian xảy ra TH bất khả kháng + thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng ko quá 5 tháng  đối với hàng hóa, thời gian giao hàng hóa thỏa thuận 10 tháng…, không quá 8 tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng thỏa thuận trên 12 tháng kể từ khi ký kết hợp đồng

Bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải chứng minh các TH miễn trách nhiệm

Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản, trong TH không thông báo hoặc thông báo không kịp thời thì phải bồi thường

BÀI TẬP VÀ GIẢI VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

Bài 1:

Công ty CP Phát Triển trụ sở tại huyện N tỉnh H ký hợp đồng mua café nhân của công ty CP Chỉ Phát trụ sở tại huyện K tỉnh G. Tổng trị giá hợp đồng là 2 tỷ đồng. 2 bên thỏa thuận bằng lời nói: nếu có tranh chấp phát sinh sẽ đưa ra giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng CTY Chỉ Phát giao hàng cho công ty Phát Triển không đúng về chất lượng làm thiệt hại cho công ty phát triển 500tr đồng do đó đã phát sinh tranh chấp. CTY Phát triển kiện công ty Chỉ Phát và yêu cầu Chỉ Phát phải nộp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (biết rằng trong hợp đồng không có thỏa thuận về trách nhiệm phạt vi phạm)

1/ Hỏi yêu cầu của công ty phát triển đòi công ty chỉ phát phải nộp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại có phù hợp với quy định của pháp luật không, giải thích?

Thoả thuận

Theo quy định luật thương mại 2005 , các bên có thoả thuận áp dụng vi phạm hợp dôngd thì khi có vi phạm thì có quyền phạt vi phạm và bồi thường

Khi không có thoả thuận vi phạm thì chỉ có quyền yêu cầu bồi thường vì ko có thoả thuận áp dụng vi phạm hợp

Nhưng công ty phát triển đòi bồi thường thiệt hại là hợp lý.

2/ Để buộc công ty Chỉ Phát bồi thường thiệt hại cho công ty Phát Triển phải căn cứ vào những căn cứ pháp lý nào?

Khái niệm về bồi thường thiệt hại: là việc bên vi phạm bồi thường tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên vị vi phạm

Căn cứ pháp lý  theo quy định của luật thương mại

  • Có hành vi vi phạm
  • Có thiệt hại xảy ra
  • Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Tình huống trên đã vi phạm về việc giao hàng ko đúng gây thiệt hại 500tr

3/ Trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM có được giải quyết vụ tranh chấp trên không? Giải thích?

Không

Trung tâm trọng tài thương mại chỉ được giải quyét tranh chấp kinh doanh thương mại khi các bên có thoả thuận trọng tại hợp pháp

Trong trường hợp thoả thuận trọng tài không hợp pháp:

  • Vụ tranh chấp phát sinh không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự
  • Hình thực của thảo thuận trọng tài ko phù hợp với với quy định là ko bằng văn bản
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ , cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó vô hiệu
  • Thoả thuận trọng tài vi phạm điều cấm của luật

Trong tình huống trên thoả thuận bị vô hiệu, vì vi phạm điều cấm  – thoả thuận bằng giọng nói

Giả sử vụ tranh chấp được giải quyết bằng tòa án hãy xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết?

Nguyên đơn: phát triển- huyện N- Tỉnh H

BỊ ĐƠN: chỉ phát, huyện K tỉnh G

Theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự thẩm quyền của toà án nhân dân

Thẩm quyền vụ việc thuộc giải quyết của toà án nhân dân

Thẩm quyền toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm..

Thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền giải quyết ….

Trong tình huống trên vụ viẹc này thuộc toà án nhân dân cấp huyện

Công ty nguyên đơn tại huyện N tỉnh H, bị đơn ở huyện K, tỉnh G, nên toà án của bị đơn là huyện K , tỉnh G

Nếu 2 bên có thoả thuận là toà N, tỉnh H thì tỉnh H có thẩm quyền giải quyết

Bài 2:

Quỳnh, xuân, nam thỏa thuận thành lập CTY TNHH Vạn Xuân, trụ sở chính tại HÀ NỘI,  Sau 1 năm hoạt động công ty bị thua lỗ và các thành viên quyết định sáp nhập công ty. Tuy nhiên các thành viên không thỏa thuận được các nội dung trong việc sáp nhập dẫn đến mâu thuẩn bất đồng và công tỷ phải ngừng hoạt động. Với tư cách là giám đốc công ty đồng thời là người đại diện theo pháp luật, Quỳnh đã làm đơn yêu cầu trung tâm trọng tài quốc tế VN giải quyết

Hỏi tranh chấp giữa các thành viên của công ty Vạn Xuân trong việc sáp nhập có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại không? Giải thích?

Luật tố tụng dân sự 2015 TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI GỒM:

Tranh chấp trên là tranh chấp giữa các tvien với nhau, ko thoả thuận được dẫn đến mâu thuẫn giữa các tvien với nhau

 

Việc Quỳnh làm đơn yêu cầu trung tâm trọng tài quốc tế gải quyết có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích?

Không

Thoả thuận trọng tài phải do các bên tranh chấp thoả thuận với nhau ( đại diện 2 bên tranh chấp thoả thuận)

Thảo đơn phương làm, nên ko phù hợp

Để trung tâm trọng tài quốc tế VN được giải quyết vụ tranh chấp trên phải có điều kiện gì tiên quyết?

Phải có thoả thuận trọng tài. Và hình thức phải phù hợp với quy định của pháp luật, ko vi phạm điều cấm, ko bị ép buộc và đúng thẩm quyền

Nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức tòa án hảy xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên?

Nêu các thẩm quyền : vụ việc, các cấp, nguyên tắc lãnh thổ

Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết

Tranh chấp của các thành viên với nhau về chia tách, sáp nhập, thì phải do toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0904 91 07 91
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/dvkttphcm

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết