Trang chủ » ÔN CPA ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 – ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

ÔN CPA ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 – ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

0
(0)

ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 – ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

I. ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 – ĐỀ LẺ 

Câu 1: (2,0 điểm)

Căn cứ theo quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị trình bày cách thức xử lý kế toán trong từng tình huống, cho biết các doanh nghiệp đều có kỳ kế toán năm kết thúc 31/12, đều tính và nộp thuế GTGT khấu trừ; thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 20%.

Tình huống 1: Công ty dược Bách Phát tháng 11/N vướng vào vụ kiện tụng do chất lượng dược phẩm có chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phía bên nguyên đơn đòi bồi thường 1 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/N, công ty nhận điịnh đây là nợ tiềm tàng. Vào cuối tháng 1/N+1 (Báo cáo tài chính năm chưa công bố) vẫn chưa có quyết định của tòa án, nhưng phía Luật sư của Công ty có bằng chứng nhận định khả năng thua kiện là trên 50% và phải bồi thường cho bên nguyên đơn 1 tỷ đồng- thông tin về sự kiện này ảnh hưởng Báo cáo tài chính năm N hay không, biết rằng chính sách thuế hiện hành không chấp nhận các khoản chi phí ước tính liên quan đến tòa án.

Tình huống 2: Ngày 20/01/2021 (Báo cáo tài chính năm 2020 chưa công bố) công ty An Lan nhận lại và nhập kho lô hàng đã bán chưa thu tiền khách hàng (công ty M) trong tháng 12/2020, lô hàng này có giá bán chưa có thuế GTGT (10%) là 100 triệu đồng, giá vốn là 80 triệu đồng. Hai bên đã hoàn tất thủ tục chứng từ theo quy định.

Tình huống 3: Trong năm N, Công ty Xuân Dân đã vi phạm hợp đồng về cung cấp dịch vụ cho khách hàng A. Ngày 05/01/N+1, khách hàng A đã khởi kiện công ty với số tiền đòi bồi thường là 500 triệu đồng. Vào một ngày trước ngày ký báo cáo tài chính cho năm tài chính N, dù chưa có quyết định của Tòa án nhưng hai bên đã đạt được thỏa thuận là công ty sẽ bồi thường cho khách hàng A 400 triệu đồng. Kế toán Công ty ghi nhận nghĩa vụ phải trả số tiền bồi thường trên vào năm N+1 và chỉ thuyết minh về nghĩa vụ trên như một khoản Nợ tiềm tàng trên BCTC năm N. Điều này có ảnh hưởng tới thông tin trên BCTC năm N (giả sử công ty được miễn thuế TNDN)

Câu 2: (2,0 điểm)

Căn cứ vào quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị nhận xét và giải thích (có thuyết minh số liệu cụ thể) cách thức kế toán viên đã xử lý trong từng trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Công ty PKN (có lập BCTC giữa niên độ) hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào ngày 28/09/N với giá trị hợp đồng chưa có thuế GTGT (được khấu trừ) là 200 triệu đồng (hợp đồng triển khai từ tháng 7/N). Trong tháng 09/N có 50% giá trị hợp đồng đã được thanh toán, phần còn lại trả đều trong tháng 11/N và tháng 1/N+1. Kế toán xác định thời điểm và số tiền ghi nhận Doanh thu dịch vụ tư vấn quý 3/N: 100 triệu đồng; quý 4/N: 50 triệu đồng và quý 1/N+1: 50 triệu đồng.

Trường hợp 2: Ngày 1/12/N Công ty An Nhiên chuyển tiền mua 12.000 trái phiếu (TP) với giá mua 1.140.000 đồng/TP, biết mệnh giá 1.000.000 đồng/TP mục đích đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, lãi trái phiếu 10%/1 năm, nhận lãi 1 lần khi đáo hạn sau 2 năm hiệu lực vào ngày 15/02/N+1. Cuối năm tài chính 31/12/N kế toán đã không ghi nhận doanh thu tài chính vì cho rằng đây là tương đương tiền và chưa đến ngày nhận lãi trái phiếu.

Trường hợp 3: Công ty ABC kinh doanh hoạt động vũ trường, trong kỳ tập hợp giá bán dịch vụ chưa tính thuế GTGT được khấu trừ 10% là 980 triệu đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 40%. Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán xác định số tiền (cột kỳ này)
về doanh thu cung cấp dịch vụ là 980 triệu đồng.

Trường hợp 4: Một nhà hàng có ký kết hợp đồng với khách hàng nhận tổ chức tiệc liên hoan 20 bàn tiệc, đơn giá 5 triệu đồng/bàn (giá chưa có thuế GTGT). Do lỗi kỹ thuật trước quá trình phục vụ, nhà hàng đồng ý giảm giá cho buổi tiệc là 4 triệu đồng (giá chưa có thuế GTGT), phát hành hóa đơn và thu tiền còn lại sau khi trừ tiền khách hàng đặt cọc 10 triệu đồng. Kế toán xác định khoản “Giảm giá” dịch vụ và trình bày ở chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh số tiền là 4 triệu đồng.

Câu 3: (2 điểm)

  1. Trong kỳ doanh nghiệp có số liệu trên Bảng cân đối kế toán như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêuSố đầu kỳSố cuối kỳ
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước200235
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả180111

Biết rằng chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chỉ bao gồm số thuế TNDN (không bao gồm các khoản thuế và phí, lệ phí khác). Tổng chi phí thuế trong kỳ (bao gồm cả thuế hiện hành và thuế hoãn lại) được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 56 triệu đồng.

Yêu cầu:Xác định (kèm theo giải thích cụ thể) số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ

2. Xác định cơ sở tính thuế của các khoản mục sau (biết tất cả các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp đều chịu thuế TNDN);
a. TSCĐ có nguyên giá 100 triệu đồng, khấu hao lũy kế cho mục đích kế toán là 60 triệu đồng; khấu hao cho mục đích tính thuế 30 trđ. Xác định cơ sở tính thuế của TSCĐ trên.

b,Tồn kho đầu kỳ là 100 triệu đồng. Trong kỳ doanh nghiệp đã mua thêm 1.000 triệu đồng hàng tồn kho và đã bán được 600trđ. Xác định cơ sở tính thuế của khoản mục hàng tồn kho.

c, Trong kỳ doanh nghiệp có khoản vay trị giá 200 trđ bằng tiền. Xác định cơ sở tính thuế của khoản vay trên;

d. Trong kỳ doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trị giá 400 trđ (đến cuối kỳ vẫn chưa thanh toán). Khoản trích trước này chỉ được coi là chi phí được trừ cho mục đích xác định thuế TNDN khi thực thanh toán.

Xác định cơ sở tính thuế của khoản trích trước nêu trên.

Câu 4: (2 điểm)

Ngày 1/1/2020, công ty P mua lại 70% tài sản thuần của công ty S với giá mua là 15.000 triệu đồng và đạt được quyền kiểm soát công ty S. Tình hình tài sản thuần của Công ty S tại ngày mua (01/01/2020) như sau: (đvt: triệu đồng)

-Vốn cổ phần15.000
-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối2.000

Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý trừ tài sản cố định có giá trị ghi sổ là 4.000, giá trị hợp lý là 5.000. Biết: thuế suất thuế TNDN của cả mẹ (P) và con (S) đều là 20%.

Yêu cầu:
1.Xác định lợi ích của công ty P và cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của TS thuần của S tại ngày mua.

  1. Xác định lợi thế thương mại.
  2. Thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ (P) vào công ty con (S) tại ngày mua và bút toán tách lợi ích của cổ đông không kiểm soát tại ngày mua. Xác định lợi ích của cổ đông không kiểm soát tại ngày mua.

Câu 5: (2 điểm)

Tại doanh nghiệp Hoàng Anh, sản xuất sản phẩm A, trong tháng 10/2020 có tài liệu sau: (Đơn vị tính: 1000đ)

1.Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng và phát sinh trong tháng:

Khoản mục chi phíCPSX dở dang đầu thángCPSX trong tháng
1. CPNVLTT180.000880.000
2. CPNCTT22.000216.000
3. CPSXC18.000168.000
Cộng220.000 1.264.000
  1. Kết quả sản xuất trong tháng: Hoàn thành 600 sản phẩm A
  2. Khối lượng sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng 10/2020:
    – Đầu tháng có 150 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 40%
    – Cuối tháng có 100 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 60%
    4. Các thông tin khác:
    – Chi phí NVL trực tiếp bỏ ngay toàn bộ một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ.- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung bỏ dần theo mức độ chế biến.

Yêu cầu:
a. Xác định khối lượng tương từng khoản mục theo phương pháp bình quân.

b. Tính toán, lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước

TẢI ĐỀ THI CPA MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 ĐỀ LẺ: 2020 – CPA MON KE TOAN – DE LE

ôn cpa đề thi môn kế toán năm 2020
ôn cpa đề thi môn kế toán năm 2020

II. ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2020 ĐỀ LẺ

ĐÁP ÁN CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Đáp án Câu 1: (2,0 điểm)

Căn cứ theo quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị trình bày cách thức xử lý kế toán trong từng tình huống, cho biết các doanh nghiệp đều có kỳ kế toán năm kết thúc 31/12, đều tính và nộp thuế GTGT khấu trừ; thuế suất thuế Thu nhập doang nghiệp 20%.

Tình huống 1: Công ty dược Bách Phát tháng 11/N vướng vào vụ kiện tụng do chất lượng dược phẩm có chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phía bên nguyên đơn đòi bồi thường 1 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/N, công ty nhận định đây là nợ tiềm tàng. Vào cuối tháng 1/N+1 (Báo cáo tài chính năm chưa công bố) vẫn chưa có quyết định của tòa án, nhưng phía Luật sư của Công ty có bằng  chứng nhận định khả năng thua kiện là trên 50% và phải bồi thường cho bên nguyên đơn 1 tỷ đồng- thông tin về sự kiện này ảnh hưởng Báo cáo tài chính năm N hay không, biết rằng chính sách thuế hiện hành không chấp nhận các khoản chi phí ước tính liên quan đến tòa án.

– Thông tin về sự kiện này  cần điều chỉnh BCTC mặc dù chưa có phán quyết của tòa án nhưng bằng chứng xác thực  khả năng thua kiện là trên 50% nên theo nguyên tắc thận trong cần ghi nhận  1 khoản nợ phải trả. Theo chuẩn mực 18 dụ phòng phải trả nếu có đủ điều kiện sau:

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại ( Nghĩa vụ pháp lý hay nghĩa vụ liên đới) phát sinh từ 1 sự kiện đã qua trong quá khứ

Có giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

Và đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

Ghi nhận điều chỉnh tăng 1 khoản dự phòng nợ phải trả :

Nợ 642/ Có 352 : 1 tỷ

Điều chỉnh bút toán ghi nhận chi phí thuế thu nhập hoãn lại, phát sinh 1 khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại do chính sách thuế không chấp nhận các khoản chi phí ước tính liên quan tới tòa án :

 Nợ 243/ Có 8212 : 0,2 tỷ ( 1 x20%)

Điều chỉnh bút toán kết chuyển chi phí .xác định lại kết qua kinh doanh

Nợ 911/ có 642 : 1 tỷ

Nợ 821 : 0,2 tỷ

Nợ 421 : 0,8 tỷ

            Có 911 : 1 tỷ

Tình huống 2: Ngày 20/01/2021 (Báo cáo tài chính năm 2020 chưa công bố) công ty An Lan nhận lại và nhập kho lô hàng đã bán chưa thu tiền khách hàng (công ty M) trong tháng 12/2020, lô hàng này có giá bán chưa có thuế GTGT (10%) là 100 triệu đồng, giá vốn là 80 triệu đồng. Hai bên đã hoàn tất thủ tục chứng từ theo quy định.

– Phải điều chỉnh BCTC ghi giảm doanh thu, giá vốn, lợi nhuận, chi phí thuế và thuế TNDN phải nộp.

Điều chỉnh giảm doanh thu, giảm khoản phải thu

Nợ 521/ có 131 : 100 triệu đồng

Điều chỉnh giảm giá vốn, tăng tồn kho

Nợ 157/ có 632 : 80 triệu đồng

Điều chỉnh thuế phải nộp

Nợ 3334/ có 821 : 4 triệu (20 x 20% )

Điều chính bút toán kết chuyển xác định doanh

Nợ 511/ có 521 : 100

Nợ 911/ có 511 : 100

Nợ 631 : 80

Nợ 821 : 4

Nợ 421 : 16

            Có 911 : 100

Năm N+1 DN cần điều chỉnh khi nhận hàng hóa và hđ trả lại hàng

Nhận lại lô hàng : Nợ 155,156/ có 157 : 80

Giảm thuế GTGT : Nợ 3331/ Có 131 : 10 (100 x10%)

Tình huống 3: Trong năm N, Công ty Xuân Dân đã vi phạm hợp đồng về cung cấp dịch vụ cho khách hàng A. Ngày 05/01/N+1, khách hàng A đã khởi kiện công ty với số tiền đòi bồi thường là 500 triệu đồng. Vào một ngày trước ngày ký báo cáo tài chính cho năm tài chính N, dù chưa có quyết định của Tòa án nhưng hai bên đã đạt được thỏa thuận là công ty sẽ bồi thường cho khách hàng A 400 triệu đồng. Kế toán Công ty ghi nhận nghĩa vụ phải trả số tiền bồi thường trên vào năm N+1 và chỉ thuyết minh về nghĩa vụ trên như một khoản Nợ tiềm tàng trên BCTC năm N. Điều này có ảnh hưởng tới thông tin trên BCTC năm N (giả sử công ty được miễn thuế TNDN)

– Phải điều chỉnh BCTC do trước ngày phát hàng BCTC 2 bên đã xác lập thỏa thuận khoản bồi thường. kế toán ghi tăng khoản phải trả, ghi tăng chi phí bán hàng, giảmlợi nhuận, giảm chi phí thuế và thuế TNDN phải nộp.

Lập dự phòng căn cứ vào thỏa thuận bồi thường :

Nợ 642/ có 352 : 400

Giả sử cty được miễn thuế TNDN nên k phát sinh bút toán điều chỉnh thuế

Điều chỉnh bút toán kết chuyển lãi lỗ xác định lại kết quả kinh doanh

Nợ 911/ Có 642 : 400

Nợ 421/ có 911 : 400

Đáp án Câu 2: (2,0 điểm)

Căn cứ vào quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị nhận xét và giải thích (có thuyết minh số liệu cụ thể) cách thức kế toán viên đã xử lý trong từng trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Công ty PKN (có lập BCTC giữa niên độ) hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào ngày 28/09/N với giá trị hợp đồng chưa có thuế GTGT (được khấu trừ) là 200 triệu đồng (hợp đồng triển khai từ tháng 7/N). Trong tháng 09/N có 50% giá trị hợp đồng đã được thanh toán, phần còn lại trả đều trong tháng 11/N và tháng 1/N+1. Kế toán xác định thời điểm và số tiền ghi nhận Doanh thu dịch vụ tư vấn quý 3/N: 100 triệu đồng; quý 4/N: 50 triệu đồng và quý 1/N+1: 50 triệu đồng.

-Kế toán đã ghi nhận doanh thu chưa đúng với quy định của chuẩn mực kế toán.

Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích : Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Do vậy ở TH này doanh thu được ghi nhận vào quý 3/N là toàn bộ dich vụ tư vấn đã hoàn tất là 200 triệu đồng

Trường hợp 2: Ngày 1/12/N Công ty An Nhiên chuyển tiền mua 12.000 trái phiếu (TP) với giá mua 1.140.000 đồng/TP, biết mệnh giá 1.000.000 đồng/TP mục đích đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, lãi trái phiếu 10%/1 năm, nhận lãi 1 lần khi đáo hạn sau 2 năm hiệu lực vào ngày 15/02/N+1. Cuối năm tài chính 31/12/N kế toán đã không ghi nhận doanh thu tài chính vì cho rằng đây là tương đương tiền và chưa đến ngày nhận lãi trái phiếu.

-Kế toán đã không ghi nhận doanh thu là khôngđúng với quy định của chuẩn mực kế toán vì đây là khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn định kỳ phải ghi nhận lãi phát sinh

Nợ 138/ có 515 :12.000 x1.000.000 x10%/12 =100 triệu

Trường hợp 3: Công ty ABC kinh doanh hoạt động vũ trường, trong kỳ tập hợp giá bán dịch vụ chưa tính thuế GTGT được khấu trừ 10% là 980 triệu đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 40%. Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán xác định số tiền (cột kỳ này) về doanh thu cung cấp dịch vụ là 980 triệu đồng.

-Kế toán đã ghi nhận doanh thu chưa đúng với quy định của chuẩn mực kế toán.

Ở TH này cty cung cấp dịch vụ chịu thuế TTĐB. Doanh thu bán hàng đã bao gồm thuế TTĐB vì vậy trên BCKQKD thì phải ghi nhận khoản giảm doanh thu tương ứng với thuế TTĐB

Thuế TTĐB : 980/(1+40%) x40% = 280 triệu

Doanh thu bán hàng và CCDV ghi đúng : 980-280 = 700 triệu đồng

Trường hợp 4: Một nhà hàng có ký kết hợp đồng với khách hàng nhận tổ chức tiệc liên hoan 20 bàn tiệc, đơn giá 5 triệu đồng/bàn (giá chưa có thuế GTGT). Do lỗi kỹ thuật trước quá trình phục vụ, nhà hàng đồng ý giảm giá cho buổi tiệc là 4 triệu đồng (giá chưa có thuế GTGT), phát hành hóa đơn và thu tiền còn lại sau khi trừ tiền khách hàng đặt cọc 10 triệu đồng. Kế toán xác định khoản “Giảm giá” dịch vụ và trình bày ở chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh số tiền là 4 triệu đồng.

-Kế toán đã ghi nhận doanh thu chưa đúng với quy định của chuẩn mực kế toán. Do khoản giảm trừ doanh thu đã được thỏa thuận trước khi dịch vụ được tiến hành và chưa xuất hóa đơn bán hàng

Trên chi tiêu thu nhập từ bán hàng và CCVD ghi doanh thu đã giảm giá  96 triệu (20×5-4) thì khoản giảm giá này không được ghi nhận vào chi tiêu giảm trừ doanh thu thêm 4 triệu nữa

Nếu giả sử khoản giảm giá được thỏa thuận sau khi dịch vụ đã được cung cấp và đã xuất hóa đơn thì :

Trên chi tiêu thu nhập từ bán hàng và CCVD ghi toàn bộ doanh thu chưa giảm giá  100 triệu (20×5) và khoản giảm giá này được ghi nhận vào chi tiêu giảm trừ doanh thu là 4 triệu

Đáp án Câu 3: (2 điểm)

  1. Trong kỳ doanh nghiệp có số liệu trên Bảng cân đối kế toán như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu                                                                                  Số đầu kỳ                  Số cuối kỳ

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước                             200                            235

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả                                          180                              111

Biết rằng chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chỉ bao gồm số thuế TNDN (không bao gồm các khoản thuế và phí, lệ phí khác). Tổng chi phí thuế trong kỳ (bao gồm cả thuế hiện hành và thuế hoãn lại) được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 56 triệu đồng.

Yêu cầu:

Xác định (kèm theo giải thích cụ thể) số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ

Giải

Chi phí thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ: số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong kỳ lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ

Nợ 347/ có 8212 : 180-111 = 69

Tổng chi phí thuế trong kỳ  (bao gồm cả thuế hiện hành và thuế hoãn lại) được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 56 triệu đồng (nợ 821)

Tổng chi phí thuế trong kỳ = chi phí thuế hiện hành +chi phí thuế hoãn lại

Chi phí thuế hiện hành:Tổng chi phí thuế trong kỳ-chi phí thuế hoãn lại:56-(-69)=125 triệu đồng

-Thuế TNDN CK =Thuế TNDN đầu kỳ+thuế TNDN tăng trong kỳ- thuế TNDN nộp trong kỳ

Thuế TNDN nộp trong kỳ : 200+125-235 = 90 triệu

  1. Xác định cơ sở tính thuế của các khoản mục sau (biết tất cả các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp đều chịu thuế TNDN);

TSCĐ có nguyên giá 100 triệu đồng, khấu hao lũy kế cho mục đích kế toán là 60 triệu đồng; khấu hao cho mục đích tính thuế 30 trđ. Xác định cơ sở tính thuế của TSCĐ trên.

-Giá trị ghi sổ của TSCĐ : 100-60 = 40

-Giá trị còn lại của TSCĐ được tính TN chịu thuế : 100-30 =70

– Cơ sở tính thuế của TSCĐ là : 70 triệu đồng

Tồn kho đầu kỳ là 100 triệu đồng. Trong kỳ doanh nghiệp đã mua thêm 1.000 triệu đồng hàng tồn kho và đã bán được 600trđ. Xác định cơ sở tính thuế của khoản mục hàng tồn kho.

– Giá trị ghi sổ của khoản mục hàng tồn kho : 100+1000-600 =500

– Giá trị còn lại của khoản mực HTK cho mục đích thuế bằng chính giá trị ghi sổ của nó

– Cơ sở tính thuế của khoản mục HTK là 500 triệu

Trong kỳ doanh nghiệp có khoản vay trị giá 200 trđ bằng tiền. Xác định cơ sở tính thuế của khoản vay trên;

-Giá trị ghi sổ của khoản vay là : 200

– Giá trị khoản vay được loại trừ khỏi thu nhập tính thuế

– Cơ sở tính thuế của khoản vay là 200 triệu

Trong kỳ doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trị giá 400 trđ (đến cuối kỳ vẫn chưa thanh toán). Khoản trích trước này chỉ được coi là chi phí được trừ cho mục đích xác định thuế TNDN khi thực thanh toán. Xác định cơ sở tính thuế của khoản trích trước nêu trên.

– Giá trị ghi sổ của khoản trích trước chi phí SCTSCĐ: 400

-Giá trị khoản chi phí chỉ được khấu trừ cho mục đích thuế  khi thực tế phát sinh:

– Cơ sở tính thuế của khoản trích trước là : 0

Đáp án Câu 4: (2 điểm)

Ngày 1/1/2020, công ty P mua lại 70% tài sản thuần của công ty S với giá mua là 15.000 triệu đồng và đạt được quyền kiểm soát công ty S. Tình hình tài sản thuần của Công ty S tại ngày mua 01/01/2020) như sau: (đvt: triệu đồng)

-Vốn cổ phần 15.000

-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.000

Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý trừ tài sản cố định có giá trị ghi sổ là 4.000, giá trị hợp lý là 5.000. Biết: thuế suất thuế TNDN của cả mẹ (P) và con (S) đều là 20%.

Yêu cầu:

1.Xác định lợi ích của công ty P và cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của TS thuần của S tại ngày mua.

  1. Xác định lợi thế thương mại.
  2. Thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ (P) vào công ty con (S) tại ngày mua và bút toán tách lợi ích của cổ đông không kiểm soát tại ngày mua. Xác định lợi ích của cổ đông không kiểm soát tại ngày mua.

Giải:

1./ Xác định lợi ích của công ty P và cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của TS thuần của S tại ngày mua

 Bảng xác định lợi ích công ty mẹ  và cổ đông không kiểm soát trong ty con

Vốn CSH Cty A (con)Phần SH cty mẹ (H)   Phần SH CĐKKS (NCI)

-Vốn đầu tư của CSH                      15.000                        10.500                        4.500

– Lợi nhuận sau thuế chưa PP          2.000                         1.400                             600

-TSCĐ đánh giá cao hơn GTGS     1.000                            700                             300

Tổng                                                   18.000                      12.600                         5.400

Phần lợi ích của Cty P trong giá trị hợp lý của TS thuần của S :12.600 (18.000 x70%)

Phần lợi ích của cổ đông KKS trong giá trị hợp lý của TS thuần của S: 5.400 (18.000×30%)

2./ Xác định lợi thế thương mại

Phần sở hữu Cty A trong gía trị hợp lý của TS thuần Cty B      12.600 (18.000 x70%)

Lợi thế thương mại   (15.000-12.600)                                           2.400

  1. Thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ (P) vào công ty con (S) tại ngày mua và bút toán tách lợi ích của cổ đông không kiểm soát tại ngày mua. Xác định lợi ích của cổ đông không kiểm soát tại ngày mua
  • Loại trừ khoản đầu tư của Cty mẹ vào Cty con

Nợ vốn góp của CHS                 10.500

Nợ LNSTCPP                             1.400

Nợ BĐS đầu tư                           1.000

Nợ lợi thế thương mại                2.400

                  Có đầu tư vào cty con                      15.000

                  Có lợi ích  NCI                                       300

  • Tách lợi ich CĐKKS

Nợ vốn góp của CHS                    4.500

Nợ LNSTCPP                                   600

                Có lợi ích  NCI                                   5.100

  • Lợi ích cổ đông không kiềm soát tại ngày mua:

Tổng lợi ích của CĐKKS : 18000 x 30% = 5.400

Vốn đầu tư của CSH :                      15000 x 30% = 4.500

Lợi nhuận sau thuế chưa PP  :          2000 x 30% =   600

BĐS đầu tư :                                         1000 x 30% = 300

Đáp án Câu 5: (2 điểm)

Tại doanh nghiệp Hoàng Anh, sản xuất sản phẩm A, trong tháng 10/2020 có tài liệu sau: (Đơn vị tính: 1000đ)

1.Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng và phát sinh trong tháng:

Khoản mục chi phí CPSX dở dang đầu tháng CPSX trong tháng
1. CPNVLTT 180.000880.000
2. CPNCTT 22.000216.000
3. CPSXC18.000168.000
Cộng220.0001.264.000
  1. Kết quả sản xuất trong tháng: Hoàn thành 600 sản phẩm A
  2. Khối lượng sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng 10/2020:

– Đầu tháng có 150 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 40%

– Cuối tháng có 100 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 60%

  1. Các thông tin khác:

– Chi phí NVL trực tiếp bỏ ngay toàn bộ một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ.

– Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung bỏ dần theo mức độ chế biến.

Yêu cầu:

  1. Xác định khối lượng tương từng khoản mục theo phương pháp bình quân.
  2. Tính toán, lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước.

Giải:

  1. Xác định khối lượng tương từng khoản mục theo phương pháp bình quân.

Khối lượng và khối lượng tương đương            NVLC        CPNC (60%0)      CPSXC(60%)

Sản phẩm  hoàn thành                                             600                 600                             600

Sản phẩm dở dang cuối kỳ                                      100                   60                               60

  1. Tính toán, lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước.

LẬP BẢNG BÁO CÁO SẢN XUẤT ( PP NT-XT)                                         (dvt: 1.000 đồng)

Chỉ tiêuKL, KL tương đươngNVLCNCTTCPSXC
A./KL và khối lượng tương đương

-dd đầu kỳ hoàn thanh trong kỳ

-SX trong kỳ hoàn thành trong kỳ

-dd cuối kỳ

Tổng cộng

 

150

450

100

 

 

450

100

550

 

90

450

60

600

 

90

450

60

600

B./ Tổng hợp chi phí và cp đơn vị

– CP phát sinh trong kỳ

-CP đơn vị sp

 

1.264.000

2.240

 

 

880.000

1.600

 

216.000

360

 

168.000

280

C./ Cân đối chi phí

Chi phí đầu vào

-CP dở dang đầu kỳ

– CP phát sinh trong kỳ

Tổng công

Phân bổ chi phí

-SP dở dang đầu kỳ hoàn thanh trong kỳ

     Kỳ trước

     Kỳ này

-CP dở dang cuối kỳ

-Z SP sản xuất trong kỳ hoàn thanh trong kỳ

– Cộng

 

 

220.000

1.264.000

1.484.000

 

277.600

220.000

57.600

198.400

1.008.000

1.484.000

 

 

180.000

880.000

1.060.000

 

180.000

180.000

160.000

720.000

1.060.000

 

 

22.000

216.000

238.000

 

54.400

22.000

32.400

21.600

162.000

238.000

 

 

18.000

168.000

186.000

 

43.200

18.000

25.200

16.800

126.000

168.000

Xem thê ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2020 ĐỀ CHẴN

Xem thêm : ĐỀ THI MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage

Đánh giá 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết