Trang chủ » Nhiệm vụ kế toán xây dựng trong 1 công trình cụ thể thì làm những gì?

Nhiệm vụ kế toán xây dựng trong 1 công trình cụ thể thì làm những gì?

5
(1)

Nhiệm vụ kế toán xây dựng trong 1 công trình cụ thể thì làm những gì?

Kế toán xây dựng là loại hình khó và phức tạp, bởi vậy rất cần một kế toán vững chuyên môn và thành thạo công việc mới xử lý được tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan

Nhiệm vụ kế toán xây dựng không phải chỉ mỗi định khoản là xong, ngoài vấn đề sổ sách thì trong công ty kế toán xây dựng gần như phải bao quát hết các nghiệp vụ liên quan đến ” trình tự công việc xây dựng”. Cụ thể như sau:

Giai Đoạn 1: Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình bao gồm:

  1. Hợp đồng xây dựng công trình
  2. Dự toán thẩm định
  3. Quyết định gói thầu thi công
  4. Hồ sơ thiết kế
  5. Hồ sơ khảo sát địa chất.
Nhiệm vụ kế toán xây dựng trong 1 công trình cụ thể thì làm những gì
Nhiệm vụ kế toán xây dựng trong 1 công trình cụ thể thì làm những gì

Giai Đoạn 2: Theo dõi công trình tuần tự:

  1. Bám hợp đồng để theo dõi tiến độ thi công và phân bổ vật liệu, nhân công theo từng giai đoạn.
  2. Bám dự toán (theo hạn mức vật tư) để tập hợp chi phí vật liệu cho công trình theo từng giai đoạn thực hiện công việc.
  3. Bóc tách khối lượng dựa theo dự toán thẩm định đã duyệt, trong khi bóc tách dự toán các bạn để ý đến phần chênh lệch vật tư, bạn phải cộng chênh lệch vật tư lại với nhau.
  4. Khi bóc tách nguyên vật liệu bạn phải căn cứ vào định mức được bóc tách trong dự toán để mà yêu cầu lấy hóa đơn sao cho đúng nhất các nguyên vật liệu phụ nếu không thể lấy được hóa đơn ngoài thì bạn có thể lên cơ quan thuế để mua hóa đơn thông thường.
  5. Bám dự toán để tính và theo dõi chi phí nhân công theo từng giai đoạn công việc.
  6. Sau khi bóc được nhân công bạn phải làm hợp đồng giao khoán cho một số đội trưởng hoặc làm các thủ tục liên quan như đăng ký mã số thuế cho lao động, xin xác nhận nhân công tại địa phương xây dựng công trình. Khi kết thúc công trình thì phải làm thanh lý với các ông đội trưởng.
  7. Bám dự toán để tập hợp chi phí máy thi công theo từng giai đoạn. Nếu bên bạn có máy móc đưa vào sử dụng thì tiến hành phân bổ, nếu không có thì lấy hóa đơn đầu vào tương ứng với số trong dự toán và riêng 2 khoản NCTT và MTC sẽ có hệ số điều chỉnh, bạn phải để ý khi xem dự toán thì phải nhân chi phí này với hệ số điều chỉnh.
  8. Nếu công trình có khối lượng phát sinh thì kế toán cũng phải bám khối lượng phát sinh để hạch toán (nhân công + vật tư như dự toán).
  9. Nếu hình thức hợp đồng ghi: (theo đơn giá) thì hàng tháng, quý kế toán phải thường xuyên cập nhật đơn giá để lấy hóa đơn cho phù hợp, phần nhân công cũng vậy vì trong quá trình thi công giá NVL lúc lên, lúc xuống, tiền nhân công được điều chỉnh theo chế độ Nhà Nước mà các bạn lấy chi phí theo dự toán ban đầu sẽ khó khăn không bổ sung kịp khi được bù giá..
  10. Sáu bước phía trên giúp cho bạn có thể nhìn được bức tranh tổng quan của kế toán từ đó có thể làm tốt nhiệm vụ của chúng ta hơn

Giai đoạn 3: Khi công trình xây dựng hoàn thành .

 

  1. Kế toán phải bám vào hồ sơ quyết toán công trình để giải trình số liệu.
  2. Nếu tổng giá trị công trình cao hơn giá trị quyết toán thì bạn phải nêu lên được nguyên nhân lý do tại sao có phần chênh lệch
  3. Hoặc ngược lại giá trị quyết toán công trình cao hơn dự toán thì bạn cũng phải làm hồ sơ giải trình.

Giai đoạn 4: Xử lý hồ sơ theo tình hình thực tế thi công và thường xuyên xảy ra

Trong quá trình thi công thường xuyên xảy ra những vấn đề phát sinh, kế toán cần nắm chắc, theo dõi để giải quyết nhanh gọn và ổn thỏa

Nhiệm vụ kế toán xây dựng là làm những gì
Nhiệm vụ kế toán xây dựng là làm những gì

HẠCH TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Nhiệm vụ kế toán xây dựng thì thường sẽ liên quan đến việc tập hợp chi phí, tính giá thành công trình

  1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình

Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu:

Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

Hạch toán khi xuất nguyên vật liệu để thi công:

Theo Thông tư 200:

Nợ 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 152 – Chi tiết vật tư

Theo Quyết định 48:

Nợ 1541 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 152 – Chi tiết vật tư

2. Chi phí nhân công trực tiếp

Theo thông tư 200:

Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

Nợ 622

Có 3383, 3384, 3389

Theo quyết định 48:

Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:

Nợ 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

Nợ 1542

Có 3383, 3384, 33

3. Chi phí máy thi công

Theo Thông tư 200:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:

Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công

Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:

Nợ 6234 – Chi phí khấu hao

Có 214

Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu

Có 152

Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:

Nợ 6237

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

Theo Quyết định 48:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:

Nợ 1543 – Chi phí máy thi công

Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung

Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:

Nợ 1543 – Chi phí máy thi công

Có 214

Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

Nợ 1543

Có 152

Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:

Nợ 1543

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

4 Chi phí chung cho công trình

Chi phí chung cho công trình bao gồm các khoản chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý,… và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình. Cách hạch toán các khoản chi phí chung như sau:

Theo thông tư 200:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung

Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung

Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:

Nợ 6274

Có 214

Các chi phí chung khác:

Nợ 627

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

Theo Quyết định 48:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:

Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung

Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:

Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung

Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:

Nợ 1543

Có 214

Các chi phí chung khác:

Nợ 1547

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

Trên đây là toàn bộ quy trình của một kế toán xây dựng  cần lưu ý, kế toán cần nắm chắc và cập nhật khi có thay đổi.

Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH

DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH

Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

 

 

Đánh giá 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN  ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết