Trang chủ » MỘT ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2020/NĐ-CP

MỘT ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2020/NĐ-CP

0
(0)

MỘT ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2020/NĐ-CP NGÀY 5/11/2020 CỦA CHÍNH PHỦ (NGÀY 23/11/2020)

VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Ngày 5/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020. Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Một số điểm mới quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

  1. Nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay (Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP):

Tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định “Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

– Phần chi phí lãi vay vượt ngưỡng khống chế nêu trên không được trừ sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định nêu trên.

Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

– Một số khoản vay không thuộc đối tượng áp dụng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Các nội dung mới về ngưỡng khống chế chi phí lãi vay nêu trên là các nội dung đã được quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP trước đây.

Với quy định nêu trên thì ngưỡng khống chế chi phí lãi vay áp dụng đối với chi phí lãi vay thuần (tức là được phép bù trừ doanh thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay với chi phí lãi vay khi so sánh với ngưỡng khống chế). Quy định về khống chế lãi vay được trừ theo quy định mới đã cơ bản khắc phục những nhược điểm của quy định cũ, có quy định hồi tố năm 2017, 2018  đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% đồng thời cho bù trừ với lãi tiền gửi, tiền cho va, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh.

  1. Nghị định hướng dẫn kê khai, quyết toán thuế TNDN năm 2017, 2018 và 2019.

– Người nộp thuế thuộc trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017, năm 2018 theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 nhưng chưa thực hiện kê khai bổ sung thì được tiếp tục thực hiện đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

– Người nộp thuế đã được cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý đối với kỳ tính thuế năm 2017, năm 2018 nhưng thuộc trường hợp được xác định lại số thuế phải nộp theo điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP nhưng đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa gửi đề nghị cho cơ quan thuế thì người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp;

– Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.

– Đối với trường hợp được chuyển chi phí lãi vay sang kỳ tính thuế tiếp theo khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Trường hợp sau 05 năm không chuyển hết thì phần chi phí lãi vay còn lại không được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN MAI THANH
LH :0902 500 891

Đánh giá 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN  ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết