Trang chủ » DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO-TK 2294 VÀ VÍ DỤ

DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO-TK 2294 VÀ VÍ DỤ

DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Hàng tồn kho: Là những tài sản:

(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho bao gồm:

– Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

– Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;

– Chi phí dịch vụ dở dang.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Xác định giá trị hàng tồn kho

  1. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Kế toán tham khảo thêm về hàng tồn kho và cách tính dự phòng hàng tồn kho tại CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 02- HÀNG TỒN KHO

Cách tính Gía gốc hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được đánh giá là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng trong Báo cáo tài chính. Có những quy định về điều kiện của đối tượng lập dự phòng tại chuẩn mực kế toán 02

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch

Theo TT200: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho

Cuối kì kết toán hàng năm, căn cứ vào tình hình giảm giá và số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức:

Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho (i)=Số lượng hàng tồn kho (i) cuối niên độxMức giảm giá của hàng tồn kho (i)

Trong đó:

Trong đó:

Mức giảm giá của hàng tồn kho (i)=Giá gốc của hàng tồn kho (i)Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho (i)
  • Gía gốc của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại
  • Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bài tập ví dụ về dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Doanh nghiệp H kinh doanh hàng hóa A, có tình hình sau: (Đơn vị: 1000đ)

1. Đầu tháng 12/N: Hàng hóa A tồn kho: Số lượng 60.000 kg; đơn giá: 10/kg; Hàng hóa A mua cuối tháng 11 đang đi đường: Số lượng: 8.000 kg, đơn giá 11/kg; Hàng hóa A gửi bán tại đại lý X: Số lượng 10.000kg; Đơn giá vốn: 11/kg.

Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa A là 10%; Giá bán chưa có thuế GTGT thống nhất trong tháng 12/N là 13/kg;

Tính giá hàng hóa theo phương pháp nhập trước – xuất trước ?

2.Trong tháng 12/N phát sinh các nghiệp vụ sau:

(a). Ngày 3/12, doanh nghiệp vận chuyển thẳng số hàng đang đi đường t cuối tháng 11 bán cho công ty T; Khách hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán. Chi phí giao hàng theo giá chưa có thuế GTGT: 2.000; thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.

(b). Ngày 8/12, đại lý X thanh toán cho số hàng gửi bán tháng trước: Số lượng: 5.000kg. Đại lý đã thanh toán chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng 5% giá bán, thuế GTGT của hoa hồng là 10%. Đồng thời đại lý trả lại số hàng chưa bán được, doanh nghiệp đã nhập kho.

(c). Ngày 10/12, xuất kho 50.000 kg hàng hóa A bán cho khách hàng. Khách hàng thanh toán ngay bằng chuyển khoản sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán là 2% giá thanh toán.

(d). Ngày 13/12, công ty T trả lại 2.000 kg thuộc số hàng ngày 3/12. Doanh nghiệp đã nhận hàng và nhập kho.

(e). Ngày 15/12, mua 30.000 kg hàng hóa A. Giá mua chưa có thuế GTGT: 12/kg; Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán. Khi nhập kho phát hiện thiếu 1.000 kg chưa xác định được nguyên nhân..

(f). Ngày 20/12, xuất trả lại cho người bán 5.000 kg hàng hóa A mua ngày 15/12. Đồng thời xác định nguyên nhân số hàng nhập kho ngày 15/12 thiếu là do người bán giao thiếu. Tiền hàng của số hàng trả lại và hàng người bán giao thiếu được trừ vào nợ phải trả người bán.

Yêu cầu:

  1.  Xác định giá gốc hàng tồn kho, Giả sử tại ngày 31/12/N, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa A là 10/kg. Tuy nhiên, đối với hàng hóa tồn kho thì 50% đã kí được hợp đồng bán không hủy ngang với giá 12/kg. Hãy xác định và định khoản ghi nhận số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm N (nếu có)? Biết, đầu tháng 12/N, TK 159 có số dư có: 50.000.
  2. Xác định số liệu liên quan tới các chỉ tiêu trình bày trên KQKD Năm N

BÀI GIẢI GỢI Ý DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

ĐVT: 1.000đ

* Giá gốc HHA tồn kho ngày 31/12/N HHA tồn đầu kỳ: 60.000 kg, đơn giá 10

  • HHA nhập kho 8/12:5.000kg đơn giá 11 –
  • HHA Xuất kho 10/12: 50.000 kg, đơn giá 10 -HH A nhập kho ngày 13/12. 2.000 đơn giá 11
  • HH A nhập kho ngày 15/12: 29.000 kg đơn giá 12
  • HH A XK 5.000 kg đơn giá 12

Vậy Giá gốc HTK tại ngày 31/12/N  :10000*10+5000*11+2000*11+24000*12= 465.000

*Mức dự phòng giảm giá HTK
GT thuần có thể thực hiện được HH A: 20.500×10+20500×12=451.000

50% số hàng tồn kho tương ứng với số lượng 20.500 kg có giá trị thuần 12/kg không phải trích

50% số hàng tồn kho còn lại có giá gốc 465.000 2=232.500; GTT: 20.500×10=205.000

Mức dự phòng GGHTK cần trích lập 31/12N 232.500–205.000=27.500 nhỏ hơn Số dư TK2294
NợTK 2294: 22 500
Có TK 632: 22 500
*Trên báo cáo kết quả kinh doanh
-DT BH & CCDV: 104.000+65.000+650.000-819.000 DTNV ngày 3/12: 8.000×13=104.000
DT ngày 8/12: 5.000×13 65.000
DT ngày 10/12: 50.000×13=650.000
– Các khoản giảm trừ DTNV ngày13/12: 2.000×1326.000 – Doanh thu thuần: 819.000-26.000 793.000
– Giá vốn HB: 88.000+55.000+500.000-22.000-22.500=598.500
Gía vốn hàng bán của NV ngày3/12: 8.000*11=88.000 GVHB của NV ngày 8/12: 5.000×11=55.000

Gía vốn hàng bán của NV ngày 10/12: 50.000×10=500.000
Gía vốn hàng bán bị trả lại ngày 13/12: 2.000×11=22.000
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 22.500
– Сhi phí bán hàng: 5.250
Сhi phí bán hàng ngày 3/12: 2.000
Сhi phí bán hàng ngày 8/12: 5.000x13x5%=3.250
– Chi phí tài chính: 14.300
Chi phí tài chính là CK thanh toán NV ngày 10/12–50.000x13x1,1×2%=14.300

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết