Trang chủ » ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2019 – ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2019 – ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2019 – ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ

I. ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2019 ĐỀ LẺ

Câu 1: (2,0 điểm)

  1. Nêu sự khác biệt khi trình bày Báo cáo kết quả hoạt động đối với các chỉ tiêu thu nhập, chi phí từ việc bán TSCĐ (TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh) và bán Bất động sản đầu tư. Giải thích cho sự khác biệt này
  2. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động và chi phí khấu hao máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giải thích lý do cho sự khác biệt này. Chi phí khấu hao của hai hoạt động này ảnh hưởng đến chỉ tiêu nào của báo cáo kết quả hoạt động?
  3. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận kế toán trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo điều kiện khác và trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo kèm theo điều kiện khách hàng phải mua sản phẩm, hàng hóa. Có tình huống sau: Công ty X chuyên bán hai mặt hàng là kem đánh răng (KĐR) và bàn chải đánh răng (BC). Giá gốc và giá bán của 1 cây KĐR lần lượt là 20 và 40, BC lần lượt là: 10 và 14. Trong chương trình khuyến mãi, một khách hàng mua 4 cây KĐR sẽ được tặng kèm 1 BC, số tiền phải trả (chưa bao gồm thuế GTGT): 160. Doanh thu ghi nhận cho KĐR và BC là bao nhiêu?
  4. Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc ghi nhận kế toán TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình hợp nhất kinh doanh có tính chất mua lại trong trường hợp đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình và trường hợp không đáp ứng. Cho ví dụ minh họa 2 trường hợp này.

Câu 2: (2,0 điểm):

Anh/Chị hãy trình bày cách thức ghi nhận các trường hợp sau đây của doanh nghiệp trong năm tài chính N: (Giả định đến cuối tháng 2/N+1, BCTC năm N của DN chưa được phát hành)

  1. Chi phí sản xuất chung cố định trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
  2. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của một dây chuyền sản xuất để cải tiến bộ phận của dây chuyền sản xuất dẫn đến làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
  3. Công ty dừng việc cho thuê hai sàn của tòa nhà (20 phòng), vầ nâng cấp cho mục đích bán, các hoạt động bán đã bắt đầu được thực hiện như quảng cáo, ký kết các hợp đồng với sàn giao dịch bất động sản.
  4. Công ty phát sinh một tài sản thuê tài chính, số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấu trừ, tiền thuế GTGT đầu vào được thanh toán ngay một lần tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê.
  5. Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng trong trường hợp hợp đồng xây dựng của công ty quy định nhà thầu được thanh toán giá trị khối lượng thực hiện.
  6. Vụ kiện của khách hàng do sản phẩm của công ty cung cấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng trong năm N, tháng 2/N+1 tòa án phán quyết công ty thua kiện và phải bồi thường vào năm N+1, năm N công ty chưa xử lý gì liên quan đến vụ kiện.
  7. Tháng 2/N+1, công ty phải tiến hành bảo hành lô hàng hóa xuất bán năm N. Trong năm N chưa trích lập dự phòng.
  8. Tháng 1/N+1, lô hàng hóa tồn kho được bán với giá 850 triệu đồng, giá trị ghi sổ là 1.200 triệu đồng, doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá là 150 triệu đồng.

Câu 3: (2 điểm)

Công ty Cổ phần ABC có kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12
Trích số dư ngày 31/12/2018 của một số tài khoản: Đơn vị tính: đồng
– TK 121- Chứng khoán kinh doanh: 240.000.000 (10.000 cổ phiếu XYZ, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu)
-TK 2291- Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: 5.000.000 (dự phòng tổn thất cho 10.000 cổ phiếu XYZ)
– TK 41111- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết: 10.000.000.000 (1.000.000 cổ phiếu ABC, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), không có cổ phiếu ưu đãi.

– TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: 6.000.000.000
– TK 419- Cổ phiếu quỹ: 1.500.000.000 (100.000 cổ phiếu ABC, mệnh giá 10.000đồng/cổ phiếu).

Trích tình hình phát sinh trong năm 2019:

  1. Bán bớt 5.000 cổ phiếu XYZ thu tiền gửi ngân hàng với giá bán 25.000đ/cổ phiếu, chi tiền về phí giao dịch 0,1%.
  2. Phát hành cổ phiếu ABC cho cổ đông hiện hữu (không thu tiền) từ nguồn thằng dư vốn cổ phần theo mệnh giá- theo tỷ lệ cổ đông cứ sở hữu 10 cổ phiếu thì được hưởng 1 cổ phiếu.
  3. Ngày 31/12/2019, giá thị trường niêm yết của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu ABC là 14.000đồng/cổ phiếu. Kế toán xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh theo quy định.

Yêu cầu:
a, Tại thời điểm cuối năm tài chính 2019 (31/12/2019): thuyết minh số liệu để xác định:- Giá trị ghi sổ tài sản liên quan chứng khoán kinh doanh tại ngày 31/12/2019.

-Vốn góp của chủ sở hữu công ty ABC tại ngày 31/12/2019.

b, Trình bày Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) ngày 31/12/2019 các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản trên (cột “Số cuối năm” và cột “Số đầu năm”)

Câu 4: (2 điểm)

Ngày 1/1/2018, Công ty X mua 90% cổ phần Công ty Y (X năm được 90% quyền biểu quyết và có quyền kiểm soát Y) với trị giá 12.000 triệu đồng. Cùng ngày này, Báo cáo tài chính riêng của X và Y như sau:
                                                                                                                                                                 (Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuXY
Tổng tài sản57.000 14.500
Nợ phải trả10.0003.000
Vốn cổ phần40.00010.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối7.0001.500
Tổng nguồn vốn57.000 14.500

Biết rằng giá trị ghi sổ bằng giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty Y.

Trong năm 2018, X có các giao dịch nội bộ với Y như sau:
Ngày 2/1/2018, Công ty X bán một thiết bị bán hàng cho Công ty Y với giá chưa thuế là 1.000 triệu đồng, VAT 10%. Tại ngày bán thiết bị này có nguyên giá là 1.400 triệu đồng và hao mòn lũy kế là 600 triệu đồng. Công ty X khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thảng trong 7 năm. Công ty Y tiếp tục khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thẳng trong 4 năm. Giả sử thiết bị này không có giá trị thu hồi khi thanh lý.

Ngày 1/12/2018, X bán cho Y một lô hàng với giá bán chưa thuế là 2.000 triệu đồng, VAT 10%, giá vốn mà X mua là 1.200 triệu đồng, Y chuyến bán ngay trong ngày 40% lô hàng với giá chưa thuế là 1.100 triệu đồng, VAT 10%. Đến ngày 31/12/2018, 60% số hàng này vẫn tồn trong kho của Y. Các giao dịch giữa X và Y đều được thanh toán bằng TGNH.

Thuế suất thuế TNDN của X, Y là 20%

Yêu cầu:

  1.  Xác định lợi thế thương mại của X khi đầu tư vào Y.
  2. Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (HTK, TSCĐ) phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất năm 2018 của tập đoàn có công ty mẹ X.

Câu 5: (2 điểm)

Tại Công ty AB sản xuất sản phẩm X qua hai giai đoạn chế biến liên tục có tài liệu sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
1. Chi phí sản xuất trong tháng 5/N tập hợp được như sau:

Bên Nợ TKPX 1PX 2Cộng
TK 62123.2008.00031.200
TK 6225.6003.0808.680
TK 62711.2004.62015.820
Cộng40.00015.70055.700
  1. Kết quả sản xuất trong tháng 5/N:

– Phân xưởng 1: sản xuất hoàn thành 1000 bán thành phẩm X, chuyển sang PX2 tiếp tục chế biến 800 bán thành phầm X và nhập kho 200 bán thành phẩm X. Sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200 với tỷ lệ hoàn thành chi phí chế biến là 60% và về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 80%.

– Phân xưởng 2: nhận 800 bán thành phẩm X từ PX 1 chuyển sang tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành 700 thành phẩm X(nhập kho 680 thành phẩm, 20 thành phẩm hỏng không sửa chữa được); còn lại 100 sản phẩm dở dang với tỷ lệ hoàn thành về chi phí chế biến 70% và về chi phí vật liệu trực tiếp là 100%.

  1. Cả hai phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kỳ.

Yêu cầu: Tính giá thành bán thành phẩm X và thành phẩm X tháng 5 năm N.

Tải ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2019 ĐỀ LẺ 2019 – CPA MON KE TOAN CHAN LE

ôn cpa môn kế toan năm 2019 đề lẻ
ôn cpa môn kế toan năm 2019 đề lẻ

II. ĐÁP ÁN MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2019 ĐỀ LẺ

Câu 1: (2,0 điểm)

  1. Nêu sự khác biệt khi trình bày Báo cáo kết quả hoạt động đối với các chỉ tiêu thu nhập, chi phí từ việc bán TSCĐ (TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh) và bán Bất động sản đầu tư. Giải thích cho sự khác biệt này.

Báo cáo kết quả hoạt động sự khác biệt:

-Khi bán TSCĐ được ghi nhận thanh lý TSCĐ được ghi thuần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí                       

Ghi vào chỉ tiêu thu khác khi chênh lệch giữa khoản thu từ thanh lý cao hơn giá trị còn lại và chi phí thanh lý

Ghi vào chỉ tiêu chi khác khi chênh lệch giữa khoản thu từ thanh lý thấp hơn giá trị còn lại và chi phí thanh lý

-Khi bán BĐS đầu tư Được ghi nhận như nghiệp vụ bán hàng hóa

Thu nhập ghi vào chi tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chi phí ghi vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động và chi phí khấu hao máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giải thích lý do cho sự khác biệt này. Chi phí khấu hao của hai hoạt động này ảnh hưởng đến chỉ tiêu nào của báo cáo kết quả hoạt động?

Đối với TSCĐ cho thuê hoạt động: chi phí khấu hao được ghi nhận vào chỉ tiêu giá vốn hàng bánvà được ghi nhận vào chi tiêu giá vốn hàng bán của BCKQKD

Đối với TSCĐ dùng cho HĐSXKD: được ghi phân bổ vào chi phí cho bộ phận sử dụng. TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng phân bổ chi phí bán hàng, bộ phận quản lý, hay chi phí chung Được ghi vào chi tiêu 627 ck vào tk để tính giá thành sp

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận kế toán trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo điều kiện khác và trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo kèm theo điều kiện khách hàng phải mua sản phẩm, hàng hóa. Có tình huống sau: Công ty X chuyên bán hai mặt hàng là kem đánh răng (KĐR) và bàn chải đánh răng (BC). Giá gốc và giá bán của 1 cây KĐR lần lượt là 20 và 40, BC lần lượt là: 10 và 14. Trong chương trình khuyến mãi, một khách hàng mua 4 cây KĐR sẽ được tặng kèm 1 BC, số tiền phải trả (chưa bao gồm thuế GTGT): 160. Doanh thu ghi nhận cho KĐR và BC là bao nhiêu?

-Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo điều kiện khác. Giá trị hàng hóa được ghi nhận vào chi phí bán hàng

-Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo kèm theo điều kiện khách hàng phải mua sản phẩm, hàng hóa. Đây là trường hợp bán hàng kèm quà tặng. Ghi nhận doanh thu , chi phí bình thường. Nếu quà tặng là hàng hóa cùng loại thì đây là trường hợp bán hàng giảm giá

Công ty X chuyên bán hai mặt hàng là kem đánh răng (KĐR) và bàn chải đánh răng (BC). Giá gốc và giá bán của 1 cây KĐR lần lượt là 20 và 40, BC lần lượt là: 10 và 14. Trong chương trình khuyến mãi, một khách hàng mua 4 cây KĐR sẽ được tặng kèm 1 BC, số tiền phải trả (chưa bao gồm thuế GTGT): 160. Doanh thu ghi nhận cho KĐR và BC là bao nhiêu?

Chương trình này là mua KĐR tăng bàn trải nên bản chất ở đây là giảm giá KĐR vì vậy

Doanh thu ghi nhận của bàn trải được ghi nhận theo giá bán : 1×14 = 14

Doanh thu ghi nhận của KĐR :160-14 = 146

  1. Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc ghi nhận kế toán TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình hợp nhất kinh doanh có tính chất mua lại trong trường hợp đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình và trường hợp không đáp ứng. Cho ví dụ minh họa 2 trường hợp này.

– Đối với tài sản vô hình trong trường hợp đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được theo dõi và ghi nhận là TSCĐ vô hình

Đối với tài sản vô hình trong trường hợp không đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi vào chi phí trong kỳ

Câu 2: (2,0 điểm):

Anh/Chị hãy trình bày cách thức ghi nhận các trường hợp sau đây của doanh nghiệp trong năm tài chính N: (Giả định đến cuối tháng 2/N+1, BCTC năm N của DN chưa được phát hành)

  1. Chi phí sản xuất chung cố định trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.

– Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phầm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí chung chưa được phân bổ hết được tính giá vốn hàng bán trong kỳ

  1. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của một dây chuyền sản xuất để cải tiến bộ phận của dây chuyền sản xuất dẫn đến làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

– Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của một dây chuyền sản xuất để cải tiến bộ phận của dây chuyền sản xuất dẫn đến làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra được tính vào nguyên giá TSCĐ và được phân bổ chi phí khấu hao theo số năm sử dụng còn lại của thiết bị

  1. Công ty dừng việc cho thuê hai sàn của tòa nhà (20 phòng), và nâng cấp cho mục đích bán, các hoạt động bán đã bắt đầu được thực hiện như quảng cáo, ký kết các hợp đồng với sàn giao dịch bất động sản.

– Công ty dừng việc cho thuê 2 sàn của tòa nhà (20 phòng và nâng cấp cho mục đích bán, các hoạt động bán đã bắt đầu được thực hiện như quảng cáo, ký kết các hợp đồng với sàn giao dịch bất động sản., Cty phải chuyển đổi đích đích từ BĐS đầu tư sang hàng tôn kho 2 tòa nhà trên

Khi có quyết định nâng cấp, sửa chữa cải tạo tiến hàng chuyển giá trị còn lại của BĐSĐT sang TK hàng hóa (156)

Các chi phí phát sinh cho việc nâng cấp sửa chữa cải tạo được ghi nhận vào TK chi phí dở dang (154)

Khi kết thúc giai đoạn nâng cấp, sửa chữa cải tạo triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toán bộ chi phí phát sinh cho việc nâng cấp sửa chữa cải tạo làm tăng giá gốc hàng hóa BĐS (156)

  1. Công ty phát sinh một tài sản thuê tài chính, số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấu trừ, tiền thuế GTGT đầu vào được thanh toán ngay một lần tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê.

-Công ty phát sinh một tài sản thuê tài chính, số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấu trừ, tiền thuế GTGT đầu vào được thanh toán ngay một lần tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê thì số thuế GTGT không được khấu trừ được ghi nhận vào nguyên giá TS thuê tài chính

  1. Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng trong trường hợp hợp đồng xây dựng của công ty quy định nhà thầu được thanh toán giá trị khối lượng thực hiện.

– Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng trong trường hợp hợp đồng xây dựng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện.

Khi kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính 1 cách đáng tin cậy thì DN căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với công việc hoàn thành do nhà thầu xác định

Ghi : nợ 337/ có 511 ( ghi nhận dt yjeo tiến độ)

Căn cứ vào HĐ đã lập theo kế hoạch tiến độ phản ánh số tiền phải thu theo tiến độ

Ghi nợ 131/ có 337 ( ghi nhận khoản phải thu theo tiến độ)

  1. Vụ kiện của khách hàng do sản phẩm của công ty cung cấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng trong năm N, tháng 2/N+1 tòa án phán quyết công ty thua kiện và phải bồi thường vào năm N+1, năm N công ty chưa xử lý gì liên quan đến vụ kiện.

– Khi có bằng chứng tòa án phán quyết cty thua kiện và phải bồi thường mà trong năm N cty chưa xử lý gì và cũng chưa ghi nhận 1 khoản dự phòng thì cty phải ghi nhận 1 khoản dự phòng chi phí ( Nợ 641/ có 335}

  1. Tháng 2/N+1, công ty phải tiến hành bảo hành lô hàng hóa xuất bán năm N. Trong năm N chưa trích lập dự phòng.

– Công ty phải tiến hành bảo hành lô hàng hóa xuất bán năm N. Trong năm N chưa trích lập dự phòng. Phải điều chỉnh BCTC năm N ghi nhận 1 khoản dự phòng bảo hành hàng hóa (Nợ 641/ có 335)

  1. Tháng 1/N+1, lô hàng hóa tồn kho được bán với giá 850 triệu đồng, giá trị ghi sổ là 1.200 triệu đồng, doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá là 150 triệu đồng.

Giá trị thực tế của lô hàng thu được đã cho dự phòng: 850+150 = 1.000

Giá trị ghi sổ của lô hàng : 1.200

Số phải lập dự phòng bổ sung : 200

Có bằng chứng chính xác về giá trị thu hồi của lô hàng thấp hơn giá trị lô hàng đã được trích lập là 200 triệu. DN cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thêm 200 triệu (Nợ 632/ có 229)

Câu 3: (2 điểm)

Công ty Cổ phần ABC có kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12.Trích số dư ngày 31/12/2018 của một số tài khoản: Đơn vị tính: đồng

– TK 121- Chứng khoán kinh doanh: 240.000.000 (10.000 cổ phiếu XYZ, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu)

-TK 2291- Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: 5.000.000 (dự phòng tổn thất cho 10.000 cổ phiếu XYZ)

– TK 41111- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết: 10.000.000.000 (1.000.000 cổ phiếu ABC, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), không có cổ phiếu ưu đãi.

– TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: 6.000.000.000

– TK 419- Cổ phiếu quỹ: 1.500.000.000 (100.000 cổ phiếu ABC, mệnh giá 10.000đồng/cổ phiếu). Trích tình hình phát sinh trong năm 2019:

  1. Bán bớt 5.000 cổ phiếu XYZ thu tiền gửi ngân hàng với giá bán 25.000đ/cổ phiếu, chi tiền về phí giao dịch 0,1%.
  2. Phát hành cổ phiếu ABC cho cổ đông hiện hữu (không thu tiền) từ nguồn thằng dư vốn cổ phần theo mệnh giá- theo tỷ lệ cổ đông cứ sở hữu 10 cổ phiếu thì được hưởng 1 cổ phiếu.
  3. Ngày 31/12/2019, giá thị trường niêm yết của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu ABC là 14.000đồng/cổ phiếu. Kế toán xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh theo quy định.

Yêu cầu:

a, Tại thời điểm cuối năm tài chính 2019 (31/12/2019): thuyết minh số liệu để xác định:

– Giá trị ghi sổ tài sản liên quan chứng khoán kinh doanh tại ngày 31/12/2019.

-Vốn góp của chủ sở hữu công ty ABC tại ngày 31/12/2019.

b, Trình bày Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) ngày 31/12/2019 các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản trên (cột “Số cuối năm” và cột “Số đầu năm”)

Giải:

a, Tại thời điểm cuối năm tài chính 2019 (31/12/2019): thuyết minh số liệu để xác định:

– Giá trị ghi sổ tài sản liên quan chứng khoán kinh doanh tại ngày 31/12/2019.

-Vốn góp của chủ sở hữu công ty ABC tại ngày 31/12/2019.

Tình hình phát sinh trong năm 2019

1./Bán bớt 5.000 cổ phiếu XYZ thu tiền gửi ngân hàng với giá bán 25.000đ/cổ phiếu, chi tiền về phí giao dịch 0,1%.

Nợ 112 : 5000 x 25.000 =125.000.000

            Có 121 : 5.000 x 24.000 = 120.000.000

            Có 515 : 5000 x 15.000 = 5.000.000

Nợ 635 : 125.000.000 x 0,1% = 125.000

            Có 112 :                                             125.000

  1. Phát hành cổ phiếu ABC cho cổ đông hiện hữu (không thu tiền) từ nguồn thằng dư vốn cổ phần theo mệnh giá- theo tỷ lệ cổ đông cứ sở hữu 10 cổ phiếu thì được hưởng 1 cổ phiếu.

Số lương cổ phiếu phát hành thêm : 1.000.000/10 = 100.000

Nợ 4112 : 100.000 x 10.000 = 1.000.000.000

            Có 41111 :                                         1.000.000.000

  1. Ngày 31/12/2019, giá thị trường niêm yết của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu ABC là 14.000đồng/cổ phiếu. Kế toán xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh theo quy định

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu XYZ : (10.000-5.000 ) x 24.000 = 120.000.000

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu ABC: (1.000.000 +100.000) x10.000 = 11.000.000.000

Giá thị trường của cổ phiếu XYZ : 5.000 x 28.000 = 140.000.000

Giá thị trường của cổ phiếu ABC: 1.100.000 x 14.000 = 15.400.000.000

Giá thị trường của cổ phiếu kinh doanh và cổ phiếu cty đều cao hơn giá trị ghi sổ.

Hoàn nhập khoản dự phòng chứng khoán kinh doanh

Nợ 229 : 5.000.000

            Có 635 : 5.000.000

  • Giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh tại ngày 31/12/19: 240.000.000 – 120.000.000 = 120.000.000
  • Vốn góp của chủ sở hữu công ty ABC tại ngày 31/12/19 :

Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết : 11.000.000.000

b, Trình bày Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) ngày 31/12/2019 các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản trên (cột “Số cuối năm” và cột “Số đầu năm”)

Bảng cân đối kế toán ( ngày 31/12/2019)

Chỉ tiêu

A.TÀI SẢNSố cuối nămSố đầu năm
II.Tiền và các khoản tương đương tiền
1.      Tiền124.875.000
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn190.000.000235.000.000
1.      Chúng khoán kinh doanh120.000.000240.000.000
2.      Dự phòng giảm giá chứng khoán KD0-5.000.000
D. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I.Vốn chủ sở hữu14.500.000.00014.500.000.000
1. Vốn góp của chủ sở hữu11.000.000.00010.000.000.000
– Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết11.000.000.00010.000.000.000
– Cổ phiếu ưu đãi
2. Thăng dư vốn cổ phần5.000.000.0006.000.000.000
5. Cổ phiếu quỹ -1.500.000.000-1.500.000.000

 

Câu 4: (2 điểm)

  1. Xác định lợi thế thương mại của X khi đầu tư vào Y.

Giá trị tài sản thuần của cty Y (TS-NPT) : 14.500 – 3.000 = 11.500

Phần sở hữu Cty X trong gía trị hợp lý của TS thuần Cty Y      10.350 (11.500 x90%)

Lợi thế thương mại   (12.000-10.350)                                           1.650

  1. Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (HTK, TSCĐ) phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất năm 2018 của tập đoàn có công ty mẹ X

a./ Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ bán TSCĐ

GIÁ BÁN : 1.000

Nguyên giá : 1.400

Giá trị HMLK : 600

 -Loại trừ thu nhập khác,điều chỉnh nguyên giá TSCĐ

Nợ thu nhập khác (giá bán- giá trị còn lại)           200

Nợ nguyên giá TSCĐ ( NG- giá bán)                   400

                        Có hao mòn lũy kế                                       600

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại của phần hoãn lãi chưa thực hiện (200×20%)

  • Nợ tài sản thuế thu nhập hoãn lại 40

                        Có chi phí thuế TNDN hoãn lại                 40

+ Điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí KH (do loại trừ lãi chưa thực hiện được phân bổ 4 năm)

  • Nợ hao mòn lũy kế 50

                        Có chi phí bán hàng             50

+ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại do điều chỉnh khâu hao (50×20%)

  • Nợ chi phí thuế thu nhập hoãn lại 10

                        Có tài sản thuế thu nhập hoãn lại               10

b./Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ bán HTK Cty Y đã bán 40% lô hàng ra bên ngoài

– Loại trừ doanh thu, giá vốn ( lãi chưa thực hiện ở HTK)

Nợ doanh thu bán hàng và CCDV              2.000

                        Có giá vốn hàng bán                                    1.520

                        Có hàng tồn kho                                           480

– Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại của phần hoãn lãi chưa thực hiện (480×20%)

Nợ tài sản thuế thu nhập hoãn lại               96

                        Có chi phí thuế TNDN hoãn lại                 96

Câu 5: (2 điểm)

Tại Công ty AB sản xuất sản phẩm X qua hai giai đoạn chế biến liên tục có tài liệu sau: (đơn vị tính: triệu đồng)

  1. Chi phí sản xuất trong tháng 5/N tập hợp được như sau:

Bên Nợ                                               TK PX 1                    PX 2               Cộng

TK 621                                               23.200                       8.000              31.200

TK 622                                               5.600                          3.080              8.680

TK 627                                               11.200                        4.620              15.820

Cộng                                                   40.000                      15.700             55.700

  1. Kết quả sản xuất trong tháng 5/N:

– Phân xưởng 1: sản xuất hoàn thành 1000 bán thành phẩm X, chuyển sang PX2 tiếp tục chế biến 800 bán thành phầm X và nhập kho 200 bán thành phẩm X. Sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200 với tỷ lệ hoàn thành chi phí chế biến là 60% và về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 80%.

– Phân xưởng 2: nhận 800 bán thành phẩm X từ PX 1 chuyển sang tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành 700 thành phẩm X(nhập kho 680 thành phẩm, 20 thành phẩm hỏng không sửa chữa được); còn lại 100 sản phẩm dở dang với tỷ lệ hoàn thành về chi phí chế biến 70% và về chi phí vật liệu trực tiếp là 100%.

  1. Cả hai phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kỳ.

Yêu cầu: Tính giá thành bán thành phẩm X và thành phẩm X tháng 5 năm N.

Giải:

a./ Tính giá thành NTP giai đoạn 1

Chi phí dở dang cuối kỳ:

CP NVLC: 23.200/(1000+200×80%) x 200  x80%= 3.200

CPNCTT: 5.600/(1000+200 x60%) x 200×60% = 600

CPSXC : 11.200/(1000+200 x60%)/200 x60% = 1.200

Bảng tính giá thành NTP giai đoạn 1

Chi tiêuDD ĐKPS trong kỳDD cuối kỳGiá thànhZ đơn vị
800 BTP200 sp NK
–          NVLC

–          NCTT

–          SXC

23.200

5.600

11.200

3.200

600

1.200

16.000

4.000

8.000

4.000

1.000

2.000

20

5

10

Tổng cộng40.0005.00028.0007.00035

b./ Tính giá thành sản phẩm nhập kho ( giai đoạn 2)

Chi phí dở dang cuối kỳ:

CP NVLC: 16.000/(700+100) x 100 +8000/(700+100) x 100  = 3.000

CPNCTT: 4.000/(700+100) x 100 + 3.080/(700+100×70%) x 100×70%= 780

CPSXC : 8.000/(700+100) x 100+ 4.620/(700+100×70%) x 100×70% = 1.420

Bảng tính giá thành nhập kho ( giai đoạn 2)

Chỉ tiêuDD ĐKPhát sinh trong kỳDở dang cuối kỳGiá thành nhập khoZ sp hỏngZ đơn vị
GĐ trướcGĐ nàyGĐ trướcGĐ này
–          NVLC

–          NCTT

–          SXC

16.000

4.000

8.000

8.000

3.080

4.620

2.000

500

1.000

1.000

280

420

20.400

6.120

10.880

600

180

320

30

9

16

Tổng cộng28.00015.7003.5001.70037.4001.10055

Xem thêm ĐỀ THI CPA MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 ĐỀ CHẴN

Xem thêm ĐỀ THI CPA MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 ĐỀ LẺ

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết