CÁCH TÍNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO VÀ VÍ DỤ
CÁCH TÍNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO
Để nắm được cách tính giá gốc hàng tồn kho thì kế toán phải hiểu được hàng tồn kho là gì, hàng tồn kho gồm những gì, cách ghi nhận… Tất cả những điều này đều được thể hiện rất chi tiết ở Chuẩn mực kế toán 02 – Hàng tồn kho
Lưu ý : Kế toán phải đọc Chuẩn mực kế toán 02- hàng tồn kho
Hàng tồn kho là gì?
Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
– Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
– Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
– Chi phí dịch vụ dở dang.
Giá gốc hàng tồn kho
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Các Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Bài tập ví dụ về cách tính giá gốc hàng tồn kho
Bài 1 về cách tính giá gốc hàng tồn kho
Công ty Quang Minh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Trong kỳ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Số dư đầu tháng 12/N:
TK 1111: 200.000 |
TK 1122: 1.100.000JPY, tỷ giá ghi sổ 175đ/JPY
TK 1282: 6.000.000
Loại trái phiếu | Gía gốc | Mệnh giá | Thời hạn | Lãi suất | Ngày đáo hạn | Ghi chú |
A | 2.500.000 | 2.400.000 | 2 năm | 10%/năm | 01/05/N+1 | Lãi trái phiếu trả trước khi mua trái phiếu |
B | 2.800.000 | 3.000.000 | 2 năm | 10%/năm | 15/09/N+1 | Lãi trả sau khi đáo hạn |
C | 300.000 | 300.000 | 3 năm | 10%/năm | 15/09/N+1 | Lãi trả định kỳ |
TK 156: 1.500.000 (Chi tiết hàng hóa A, số lượng 500 tấn, đơn giá 3000)
TK 2294: 50.000 (chi tiết hàng hóa A)
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/N như sau:
- Ngày 2/12/N, công ty ký hợp đồng với công ty Fruiji Nhật Bản về việc mua lô hàng hóa (02 thang máy), trị giá hợp đồng 950.000 JPY, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT 10%. Tỷ giá giao dịch thực tế 180đ/JPY. Chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng về Kho là 9.900 (đã bao gồm thuế GTGT 10%), công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Thời hạn thanh toán cho công ty Fruiji là 4 tháng kể từ ngày mua. Nếu thanh toán trước hạn sẽđược hưởng chiết khấu thanh toán 1%.
- Ngày 5/12/N, xuất bán 100 tấn hàng hóa A cho khách hàng chưa thanh toán, . giá bán 5.000, chưa thuế GTGT 10%. Tổng giá trị hợp đồng mà khách hàng phải trả là 600.000. Thời hạn thanh toán 10 tháng, bắt đầu từ tháng này.
- Ngày 25/12/N, chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng cho công ty Fruiji. | Tỷ giá mua của ngân hàng tại ngày thanh toán 176 đ/JPY, tỷ giá bán của ngân hàng tại ngày thanh toán 183 đ/JPY. Số chiết khấu thanh toán được hưởng: 950.000 * 1% = 9500 JPY
- Ngày 31/12/N, ghi nhận lại của các loại trái phiếu A, B, C mà công ty đã đầu tư
- Tại ngày 31/12/N, tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên giao dịch là 177đ/JPY; Công ty có bằng chứng tin cậy về giá thị trường của lô hàng nhập khẩu ngày 2/12 là 90.000/cái, của hàng hóa A là 4.500/tấn.
Yêu cầu:
Xác định giá gốc hàng tồn kho và xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày 31/12/N. Cho biết các thông tin liên quan tới báo cáo tài chính.
Bài giải 1 về cách tính giá gốc hàng tồn kho
Giả định tỷ giá ghi trên tờ khai Hải quan là 180đ JPY
- Trị giá thang máy nhập khẩu tồn kho: 950.000×0,18+950.0000,18×0,2+9.000=214.200 .
- Giá mua: 950.000×0,18
- Thuế nhập khẩu: 950.000×0,18×20%
- CP vận chuyển 9.000
- Trị giá hàng hóa A tồn kho: 400×3.000=1.200.000
- Số lượng HH A tồn kho cuối kỳ: 500-100=400 – Đơn giá tồn kho: 3.000
- Gía trị thuần có thể thực hiện được: 4.500/1 tấn
=> Hàng hóa A không phải trích lập dự phòng
-Số cần trích lập DP cho 2 thang máy NK=214.200–180.000=34.200 .
- Giá gốc thang máy tồn kho: 214.200
- GT thuần có thể thực hiện 90.000×2=180.000 * Tại ngày 31/12?N
- Trị giá gốc HTK: 214.200+400×300=1.414.200
- Mức DP GG HTK: 34.200
*Trình bày trên BCĐKT ngày 31/12/N cột Số cuối năm:
Hàng tồn kho (MS 141): 214.200+400×300=1.414.200 DP GG HTK (MS 149): (34.200)
HTK (MS 140): 1.380.000
Bài 2 về cách tính giá gốc hàng tồn kho
Công ty An Bình sử dụng VL A để sản xuất sản phẩm B. Tình hình hàng tồn kho của công ty vào đầu 12/20xx như sau
Loại Hàng tồn kho | Số lượng (kg) | Gía thực tế (đ) |
VLA | 8000 | 121.600.000 |
SPB | 5000 | 150.000.000 |
Tình hình biến động HTK tại công ty trong tháng 12 như sau:
1. Mua và nhập kho VLA: số lượng ghi trên hóa đơn 20.000 kg, giá mua ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT 10% là 14.000đ, thực nhận 19.500 kg, thiếu trong định mức: 500 kg, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản và được hưởng chiết khấu 1% bằng tiền mặt.
2. Xuất 5.000 kg VLA cho sản xuất sản phẩm và 15.000kg VLA để góp vốn liên doanh, giá do Hội đồng liên doanh xác nhận 16.000/kg
3. Xuất bán 3.000 sp B với giá 33.000/sp chưa bao gồm thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán
4. Mua 10.000 kg VLA đã nhập kho đủ và thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng. Giá mua chưa gồm thuế GTGT 10% là 13.000đ/kg
5. Nhập kho 5.000 spB với giá thành 30.000/sp
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá gốc của hàng tôn kho tại công ty An Bình biết công ty tính giá xuất HTK theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
2. Hãy xác định và thực hiện hạch toán số dự phòng giảm giá HTK cần lập vào thời điểm 31/12/20xx nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của VLA là 200.000.000, của SPB là 220.000.000
Bài giải 2 về cách tính giá gốc hàng tồn kho
(ĐVT: 1000)
Đơn giá VLAXK=(121600+20000*14+10000*13) / (8000+19500+10000)= 14.176
Đơn giá SPB XK (150000+150000) / (5000+5000)=30
Tồn kho:
VLA giá gốc: 17500 14,176=248.080 lớn hơn GTT: 200.000; VL A để SX SPB
SPB giá gốc: 7.000×30=210.000<GTT: 220.000.
SP B sản xuất được bản cao hơn gia thành Không trích lập dự phòng đối với vật liệu A và SP B
Vậy, tại ngày 31/12N
– Giá gốc hàng tồn kho cuối kỳ: 248.080+210.000=458.080 .Ngày 31/12N không trích lập dự phòng GGHTK
Bài 3 về cách tính giá gốc hàng tồn kho
Tại công ty VA kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 6/N có các chứng từ tài liệu sau: (ĐVT: 1000đ)
- Ngày 12/6 công ty nhập khẩu 3.000 kg vật liệu Y để sản xuất sản phẩm chịu thuế theo phương 54.000 pháp khấu trừ, trị giá theo giá CIF 10.000USD, chưa thanh toán cho bên bán, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 100%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ về kho của công ty 2.000 đã thanh toán bằng TGNH. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản thanh toán là 21,5/1USD. Tỷ giá ghi trên tờ khai hải quan là 21/1USD
- Ngày 18/6, biên bản nhận bàn giao TSCĐ bàn giao một thiết bị quản lý dùng cho bộ phận QLDN theo giá CIF là 50.000USD, chưa trả tiền người bán, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10% (giá tính thuế = giá mua nhập khẩu). Tỷ giá hối đoái trên tờ khai hải 21,7/1USD. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản thanh toán là 22/1USD. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng TGNH là 22.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển
- Ngày 28/6, biên bản nhận bàn giao TSCĐ bàn giao một ôtô nhập khẩu sử dụng cho bộ phận bán hàng theo giá CIF là 100.000USD, chưa trả tiền người bán, thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10% . Tỷ giá hối đoái ghi trên tờ khai hải quan là 21,45/1USD. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản thanh toán là 22/1USD Chi phí vận chuyển theo giá chưa thuế là 16.000 (thuế GTGT 10%), thanh toán bằng tiền mặt. Tài sản được đầu tư băng nguồn vốn vay ngân hàng
Yêu cầu: Xác định giá trị vật liệu nhập kho và giá trị ghi nhận ban đầu của TSCĐ.
Bài giải 3 về cách tính giá gốc hàng tồn kho
- Trị giá lô NVL: 511.000
- Trị giá TSCĐ 1.337.000 và 2.859.000
Diễn giải
1 .
Nợ TK 152: 511 000
Nợ TK 133: 50 400
Có TK 331 : 215 000
CÓ TK 3333.42.000
Có TK 3332:252 000
Có TK 33312:50 400
Có TK 112: 2.000
2a
Nợ TK 211: 1 337 000
Nợ TK 133: 132 200
Có TK 331 (AC): 1 100 000
Có TK 3333: 217 000
Có TK 33312: 130 200
Có TK 112: 22 000
2b
Nợ TK 414: 1 337 000
Có TK 411: 1 337 000
3
Nợ TK 211: 2 859 500
Nợ TK 133: 280 450
Có TK 331 (AC) 2 200 000
Có TK 3333: 643 500
Có TK 33312: 278 850
Có TK 112: 17.600
Xem thêm Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Xem thêm Chuẩn mực kế toán 02 – hàng tồn kho
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Chia sẽ bài viết