Cách hạch toán phí đăng ký, kiểm đinh, bảo hiểm khi mua xe ô tô
1. Ngày 23/03/202X công ty bạn chuyển khoản đặt cọc mua xe: 50.000.000đ. Và được bên bán xe xuất hoá đơn GTGT 600.000.000 đồng chưa VAT.2. Ngày 25/03/2020:
- Công ty bạn vay dài hạn của Ngân hàng ACB và ngân hàng chuyển trực tiếp cho công ty bán xe: 400.000.000 đồng . Vay trong 3 năm;
- Công ty bạn chuyển số tiền còn lại vào tài khoản công ty bán xe: 210.000.000
3. Ngày 26/03/202X: Công ty bạn thanh toán các khoản phí và lệ phí liên quan đển việc đưa xe vào sử dụng như:
+ Phí trước bạ: 12.000.000
+ Phí đăng ký mới: 500.000
+ Phí đường bộ: 2.160.000
+ Bảo hiểm xe: 8.196.000
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 1.200.000
Vậy thì câu hỏi đặt ra là chúng ta hạch toán như thế nào?
+ Thứ 1. Tại ngày 23/03/202X
* Đặt cọc tiền mua ô tô
- Nợ TK 331: 50.000.000
- Có TK 112: 50.000.000
* Khi nhận được hoá đơn
- Nợ TK 211: 600.000.000
- Nợ TK 1331: 60.000.000
- Có TK 331: 660.000.000
+ Thứ 2. Tại ngày 25/03/202X
* Khi ngân hàng BIDV giải ngân cho nhà cung cấp:
- Nợ TK 331: 400.000.000
- Có TK 341: 400.000.000
* Khi công ty thanh toán phần còn lại:
- Nợ TK 331: 210.000.000
- Có TK 112: 210.000.000
+ Thứ 3. Tại ngày 26/03/202X
* Lệ phí trước bạ: (cái này căn cứ theo Khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013)
=> Tính lệ phí trước bạ:
- Nợ TK 211: 12.000.000
- Có TK 3339: 12.000.000
=> Nộp lệ phí trước bạ:
- Nợ TK 3339: 12.000.000
- Có TK 111: 12.000.000
* Phí đăng ký mới:
- Nợ TK 211: 500.000
- Có TK 111: 500.000
* Phí đường bộ:
- Nợ TK 242: 2.160.000
- Có TK 111: 2.160.000
Định kỳ phân bổ (phân bổ 12 tháng)
- Nợ TK 6422: 180.000
- Có TK 242: 180.000
- Nợ TK 242: 8.196.000
- Có TK 111: 8.196.000
Định kỳ phân bổ (phân bổ 12 tháng)
- Nợ TK 6422: 683.000
- Có TK 242: 683.000
- Nợ TK 242: 1.200.000
- Có TK 111: 1.200.000
Định kỳ phân bổ (phân bổ 12 tháng)
- Nợ TK 6422: 100.000
- Có TK 242: 100.000
Tag:Cách hạch toán phí đăng ký, kiểm đinh, bảo hiểm khi mua xe ô tô, Cách hạch toán phí đăng ký, Cách hạch toán phí đăng ký, kiểm đinh, bảo hiểm khi mua xe ô tô
Chia sẽ bài viết