Trang chủ » 8 nguyên tắc của kế toán và VÍ DỤ MINH HỌA

8 nguyên tắc của kế toán và VÍ DỤ MINH HỌA

5
(1)

8 NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

Bất kể một ngành nghề nào cũng đều có nguyên tắc cứng để áp dụng, chúng ta phải dựa vào đó để làm kim chỉ nam trong quá trình học tập và làm việc. Kế toán là một nghề đặc thù, phải áp dụng nguyên tắc một cách chính xác và bài bản

Bộ tài chính đưa ra 7 nguyên tắc chính đang được áp dụng cho các kế toán viên

  • Nguyên tắc trọng yếu – Materiality principle
  • Nguyên tắc thận trọng – Prudence
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích – Accrual principle
  • Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concern principle
  • Nguyên tắc giá gốc – Historical cost
  • Nguyên tắc phù hợp – Matching principle
  • Nguyên tắc nhất quán – Consistency principle

Trong LUẬT KẾ TOÁN 2015 ngoài 7 nguyên tắc của kế toán thì còn bổ sung thêm các nguyên tắc đó là :

  • Giá trị hợp lý
  • Coi trọng bản chất của giao dịch hơn hình thức của giao dịch
các nguyên tắc kế toán
8 nguyên tắc kế toán cần nắm rõ

Cùng đi sâu vào các nguyên tắc và ví dụ minh họa về các nguyên tắc của kế toán

1.Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ví dụ minh họa về cơ sở dồn tích

Một hãng hàng không trong tháng 8/N thu được tiền bán vé máy bay cho các chuyến bay được thực hiện vào tháng 2/N+1 với số tiền 550tr ( là giá chưa có thuế VAT) sẽ được ghi nhận là doanh thu của tháng 2/N+1 khi các chuyến bay đã được thực hiện chứ không ghi nhận vào doanh thu năm N – khi nhận tiền

2. Hoạt động Liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Ví dụ minh họa về nguyên tắc hoạt động liên tục

Tại DN XYZ chuyên khai thác đá vôi, ngày 21/12/N trước khi lập BCTC năm N, BGD đang đánh giá về việc DN có thỏa mãn giả định hoạt động liên tục hay không, khi xem xét các yếu tố cho thấy Giấy phép khai thác của đơn vị sẽ hết hạn ngày 30/06/N+1 và BGD cũng chưa xin gia hạn co giấy phép đăng ký kinh doanh này,

Vì vậy tại ngày 31/12/N DN đã vi phạm giả định hoạt động liên tục nên BCTC không được lập trên giả đinh hoạt động liên tục mà được lập trên giả định không liên tục

3. Giá gốc

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Ví dụ minh họa về nguyên tắc giá gốc

VD1 về nguyên tắc giá gốc

Công ty A nộp thuế theo PP khấu trừ, trong tháng 10/N mua 1 lô nguyên liệu đã có hóa đơn GTGT mua nguyên liệu, hóa đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán, Các chi phí liên quan đến lô vật liệu như sau:

  • Trị giá mua chưa Vat : 50.000.000 đ, Vat: 10% đã thanh toán chuyển khoản
  • Chi phí vận chuyển chưa VAT: 2.000.000 đ , Vat: 10% đã thanh toán chuyển khoả

Theo nguyên tắc giá gốc thì trị giá lô hàng nhập kho: 50+2= 52

VD2 về nguyên tắc kế toán giá gốc

Công ty cổ phần Bất Động Sản MoonLand là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Công ty áp dụng nguyên tắc giá gốc để tính giá và kế toán tài sản, kể cả bất động sản.

Theo số liệu báo cáo cuối năm 20xx, công ty có một số danh mục tài sản quan trọng sau đây:

  • Bất động sản đang chờ bán: 10 lô đất nền đã phân lô tại khu đô thị Green City, diện tích trung bình 100 m2, giá gốc trung bình; 35 triệu VNĐ/m2
  • Bất động sản đang chờ bán: 10 căn hộ trung cư thuộc dự án khu đô thi Diện tích trung bình 120m2/căn hộ. Giá gốc: 25 triệu VNĐ/m2.

Tại thời điểm 31/12/20xx, giá cả đất nền tại các khu đô thị và giá nhà chung cư có khuynh hướng giảm giá khá mạnh trên địa bàn Hà nội. Mức giá giao dịch thành công trên thị trường trong cùng khu vực đối với đất nền là 30 triệu VNĐ/m2; đối với nhà chung cư là 20 triệu VNĐ/m2. (Giá trên đã trừ chí phí bán bất động sản).

Yêu cầu: Vận dụng các nguyên tắc kế toán để nêu cách thức xử lý trong tình huống trên?

+ Vận dụng nguyên tắc giá gốc để ghi nhận hàng tồn kho:

Giá gốc: 35.000 + 30.000 = 65.000 (triệu đồng)

4. Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Ví dụ minh họa về nguyên tắc phù hợp

DN thương mại A thành lập ngày 01/01/N nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong năm N tổng giá trị của số hàng mua vào trong kỳ là 800tr, trong đó số đã bán ngay ở năm N là 600tr, còn 200tr tồn kho vào ngày 31/12/N.

Như vậy theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí thì chỉ có giá trị hàng mua của số hàng đã bán trong kỳ là 600tr được ghi nhận chi phí giá vốn hàng bán của năm N phù hợp với doanh thu năm N

các nguyên tắc kế toán cần nắm
8 Nguyên tắc kế toán cần nắm vững

5. Nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Ví dụ minh họa về nguyên tắc nhất quán

VÍ DỤ 1 về nguyên tắc kế toán nhất quán

DN thương mại A thành lập ngày 01/01/N, nộp thuế theo pp khấu trừ, lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng hóa xuất kho là bình quân cố định thì phương pháp này phải được sử dụng thống nhất trong các kỳ kế toán tại DN để đảm bảo tính có thể so sánh được của số liệu kế toán giữa các kỳ. 

VÍ DỤ 2 về nguyên tắc nhất quán

Công ty TNHH Anh Đức là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong đó, mặt hàng xi măng Hoàng Thạch là một mặt hàng mà công ty trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng. Trong những năm đầu kinh doanh số lượng các nghiệp vụ bán hàng chưa nhiều, kế toán công ty lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng hóa xuất bán theo phương pháp “Nhập trước – Xuất trước”. Tuy nhiên, gần đây, các nghiệp vụ bán hàng trở nên quá nhiều, việc áp dụng p hương p háp này dẫn đến khối lượng công việc của kế toán rất nhiều.

Tháng 9 năm N, trong cuộc họp về công tác kế toán của đơn vị, kế toán công ty đã đề xuất thay đổi phương pháp tính giá xi măng xuất bán sang phương pháp bình quân gia quyền. Giám đốc công ty chỉ đạo áp dụng phương pháp mới ngay trong quý 3 năm N.

Yêu cầu: Vận dụng các nguyên tắc kế toán để nêu cách thức xử lý trong t ình huống trên?

♣ Trả lời 

+ Các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho là các chính sách kế toán của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán

+ Nguyên tắc nhất quán yêu cầu áp dụng các chính sách kế toán cần thống nhất trong ít nhất 1 năm tài chính.

+ Công ty không thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền ngay từ quý III năm N mà chỉ có thể áp dụng từ đầu năm N+1. Khi thay đổi chính sách kế toán cần giải trình lý do và xem xét áp dụng hồi tố chính sách kế toán mới.

6. Thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Ví dụ về nguyên tắc kế toán thận trọng

VÍ DỤ 1 về nguyên tắc thận trọng

Công ty cổ phần Bất Động Sản MoonLand là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Công ty áp dụng nguyên tắc giá gốc để tính giá và kế toán tài sản, kể cả bất động sản.

Theo số liệu báo cáo cuối năm X, công ty có một số danh mục tài sản quan trọng sau đây:

  • Bất động sản đang chờ bán: 10 lô đất nền đã phân lô tại khu đô thị Green City, diện tích trung bình 100 m2, giá gốc trung bình; 35 triệu VNĐ/m2
  • Bất động sản đang chờ bán: 10 căn hộ chung cư thuộc dự án khu đô thi Diện tích trung bình 120m2/căn hộ. Giá gốc: 25 triệu VNĐ/m2.

Tại thời điểm 31/12/X , giá cả đất nền tại các khu đô thị và giá nhà trung cu có khuynh hướng giảm giá khá mạnh trên địa bàn Hà nội. Mức giá giao dịch thành công trên thị trường trong cùng khu vực đối với đất nền là 30 triệu VNĐ/m2; đối với nhà trung cư là 20 triệu VNĐ/m2. (Giá trên đã trừ chí phí bán bất động sản).

+ Vận dụng nguyên tắc thận trọng để xác định và ghi nhận khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 10 x 100 (35 – 30) + 10 x 120 x (25 – 20) = 11.000 (triệu đồng)

VÍ DỤ 2 về nguyên tắc thận trọng:

DN Thương mại A, Tại 31/12/n trị giá gốc hàng tồn kho là 500tr, giá thị thuần có thể thực hiện là 460tr, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc chứng tỏ hàng tồn kho của DN A bị suy giảm giá trị nên theo nguyên tắc thận trọng trị giá hàng tồn kho khi trình bày trên BCDKT ngày 31/12/n là 460tr ( theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được)

7. Trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Ví dụ minh họa về nguyên tắc kế toán trọng yếu

VÍ DỤ 1 về trọng yếu:

Công ty TNHH Anh Hà là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh siêu thị. Để phục vụ cho công tác bán hàng, doanh nghiệp đã mua sắm một số trang bị cho siêu thị gồm:

  1. Hệ thống máy tính thanh toán tiền của siêu thị, trị giá 100 triệu VNĐ. Doanh nghiệp dự kiến sử dụng trong 10 năm.
  2. Hệ thống camera giám sát siêu thị, trị giá 8 triệu VNĐ. Doanh nghiệp dự kiến sử dụng trong 10 năm.

Cả hai hệ thống trên đã được lắp đặt và vận hành từ ngày 2/1/X. Đến 31/12/ kế toán công ty xem xét tính giá trị các trang thiết bị trên vào chi phí.

Có ý kiến cho rằng, giá trị các trang thiết bị này phải được phân bổ theo đúng thời gian sử dụng dự kiến của nó.

Tuy nhiên, có ý kiến phản biện rằng nếu phân bổ như vậy sẽ tăng thêm khối lượng công việc kế toán phải theo dõi và hạch toán.

Kế toán trưởng công ty xác định, đối với các khoản chi phí của doanh nghiệp, mức chi phí từ 10 triệu VNĐ trở lên được coi là trọng yếu.

Yêu cầu: Vận dụng các nguyên tắc kế toán để nêu cách thức xử lý trong t ình huống trên?

+ Công ty phải áp dụng nguyên tắc giá gốc để ghi nhận các tài sản được hình thành

+ Công ty áp dụng nguyên tắc trọng yếu để đưa ra xử lý kế toán phù hợp cho năm N cũng như các năm tiếp theo:

  • Đối với hệ thống máy tính, giá trị là trọng yếu, ghi nhận là tài sản và thực hiện khấu hao ghi nhận vào chi phí, mỗi năm khấu hao 10 triệu đồng;
  • Đối với hệ thống Cam giám sát, giá trị được xác định là không trọng yếu. Doanh nghiệp có thể ghi nhận ngay vào chi phí trong năm hoặc phân bổ dần (không nhất thiết phải phân bổ theo thời gian sử dụng 10 năm.

VÍ DỤ 2 về trọng yếu:

Ngày 01/10/N, DN xuất dùng công cụ dụng cụ cho bộ phận bán hàng, CCDC sử dụng cho bộ phận bán hàng trong 3 năm nhựng trị giá CCDC xuất dùng chỉ có 360.000 đ.

Nếu theo nguyên tắc phù hợp  giữa DT và CP thì trị giá CCDC sẽ được phân bổ vào chi phí trong 3 năm, mỗi tháng là 10.000 đ, nhưng số liệu này rất nhỏ, không ảnh hưởng đến thông tin trình bày trong BCTC, không làm sai lệch đáng kể BCTC và ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin nên vận dụng nguyên tắc trọng yếu, toàn bộ khoản chi phí 360.000 đ kế toán ghi nhận luôn là chi phí bán hàng tháng 10/N

Trong LUẬT KẾ TOÁN 2015 ngoài 7 nguyên tắc của kế toán thì  còn bổ sung thêm 1 nguyên tắc đó là : Giá trị hợp lý

8. Giá trị hợp lý 

Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

Coi trọng bản chất của giao dịch hơn hình thức của giao dịch : Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch

Ví dụ minh họa

Hàng khuyến mại nhưng kèm theo điều kiện khách hàng phải mua hàng thì bản chất không phải là khuyến mại mà bản chất là  giảm giá hàng bán

Do vậy, toàn bộ số tiền thu được trong giao dịch được phân bổ và ghi nhận là doanh thu , còn trị giá vốn của số hàng đó được ghi nhận là giá vốn hàng bán mà không ghi nhận vào chi phí bán hàng

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ 8 NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

Căn cứ vào quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị nhận xét và giải thích (có thuyết minh số liệu cụ thể) cách thức kế toán viên đã xử lý trong từng trường hợp sau đây:

Trường hợp 1

Công ty PKN (có lập BCTC giữa niên độ) hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào ngày 28/09/N với giá trị hợp đồng chưa có thuế GTGT (được khấu trừ) là 200 triệu đồng (hợp đồng triển khai từ tháng 7/N). Trong tháng 09/N có 50% giá trị hợp đồng đã được thanh toán, phần còn lại trả đều trong tháng 11/N và tháng 1/N+1. Kế toán xác định thời điểm và số tiền ghi nhận Doanh thu dịch vụ tư vấn quý 3/N: 100 triệu đồng; quý 4/N: 50 triệu đồng và quý 1/N+1: 50 triệu đồng. 

 Trả lời

Nhận xét: Thời điểm và số tiền ghi nhận doanh thu dịch vụ phân bố trong 3 quý là sai làm cho thông tin trên BCTC giữa niên độ không hợp lý. Doanh thu dịch vụ trong trường hợp này toàn bộ ghi nhận vào quý 3/N với số tiền 200 tr

Giải thích: Việc ghi nhận DTCCDV được thực hiện trên cơ sở dồn tích, không phân biệt đã thu tiền hay chưa đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp và kỳ kế toán tại DN. Theo VAS 14,DTCCDV được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó xác định một cách đáng tin cậy (thoải mãn 4 điều kiện)

Trường hợp 2

Ngày 1/12/N Công ty An Nhiên chuyển tiền mua 12.000 trái phiếu (TP) với giá mua 1.140.000 đồng/TP, biết mệnh giá 1.000.000 đồng/TP mục đích đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, lãi trái phiếu 10%/1 năm, nhận lãi 1 lần khi đáo hạn sau 2 năm hiệu lực vào ngày 15/02/N+1. Cuối năm tài chính 31/12/N kế toán đã không ghi nhận doanh thu tài chính vì cho rằng đây là tương đương tiền và chưa đến ngày nhận lãi trái phiếu.

– Nhận xét: Việc không ghi nhận doanh thu tài chính năm N đổi lãi trái phiếu là không hợp lý vì kế toán trên cơ sở dồn tích và khoản lại đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo VAS 14. Việc không ghi nhận doanh thu dẫn đến thiếu tài sản và vốn chủ sở hữu. Doanh thu tài chính ghi nhận năm

N-1trdx12000TPx10%x(1/12)-100 trd

– Giải thích: Đầu tư lô trái phiếu phân loại là nắm giữ đến ngày đảo hạn nên theo VAS 14, DT tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi thỏa mẫn 2 điều kiện

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch 

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Trường hợp 3

 Công ty ABC kinh doanh hoạt động vũ trường, trong kỳ tập hợp giá bán dịch vụ chưa tính thuế GTGT được khấu trừ 10% là 980 triệu đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 40%. Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán xác định số tiền (cột kỳ này)
về doanh thu cung cấp dịch vụ là 980 triệu đồng.

-Nhận xét: Trên BCK QHĐKD DTCCDV là 980 trả là sai. Số đúng là 980/(1+40%)—700 tr

Giải thích: Hoạt động vũ trường chịu 2 loại thuê gián thu là thuê GTGT và thuê TTĐB. Theo VAS 14 Doanh thu chi bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được . Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của DN và không được coi là Doanh thu. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba như các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế Xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế Bảo vệ môi trường..) phải nộp.

Trường hợp 4

Một nhà hàng có ký kết hợp đồng với khách hàng nhận tổ chức tiệc liên hoan 20 bàn tiệc, đơn giá 5 triệu đồng/bàn (giá chưa có thuế GTGT). Do lỗi kỹ thuật trước quá trình phục vụ, nhà hàng đồng ý giảm giá cho buổi tiệc là 4 triệu đồng (giá chưa có thuế GTGT), phát hành hóa đơn và thu tiền còn lại sau khi trừ tiền khách hàng đặt cọc 10 triệu đồng. Kế toán xác định khoản “Giảm giá” dịch vụ và trình bày ở chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh số tiền là 4 triệu đồng.

Nhận xét. Kế toán xác định khoản” giảm giá” dịch vụ và trình bày ở chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ Doanh thư với số tiền 4 trở là sai. DICCDV là 20 bản x5-4-96 trở

Giải thích: Theo VAS 14,DTCCV được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Thời điểm ghi nhận doanh thu thỏa mãn 4 điều kiện

+DT được xác định tương đối chắc chắn

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch CCDV đó

+Xác định được phân công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT

+Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phi để hoàn thành giao dịch CCDV đó

Theo đó việc điều chỉnh giá dịch vụ sảy ra trước thời điểm ghi nhận DT nên không phải là khoản “Giảm trừ doanh thu”

Trên đây là một số hướng dẫn cách áp dụng các nguyên tắc kế toán vào trong việc ghi sổ kế toán.

Qúy khách tham khảo những dịch vụ kế toán mà chúng tôi cung cấp: DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH

DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Đánh giá 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết