Quy trình sau khi thành lập doanh nghiệp
QUY TRÌNH MỚI NHẤT CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI THÀNH LẬP
Ngay sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện một số thủ tục để doanh nghiệp đi vào hoạt động
Quy trình này là bắt buộc với tất cả các công ty, kế toán cần làm đúng và đủ để tránh gặp những rắc rối về sau.
I. Quy trình sau khi thành lập doanh nghiệp
1, Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
Việc treo biển là quy định bắt buộc, Biển hiệu có thể do công ty lựa chọn kích thước, màu sắc nhưng phải thể hiện đủ nội dung, thông tin của công ty : Tên đầy đủ, mã số thuế, địa chỉ
Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước như sau:
- Biển ngang thì cao tối đa 2 mét, dài nhất là bằng với mặt tiền nhà
- Biển dọc thì cao đối đa 4 mét và không vượt quá chiều cao của mặt tiền nhà, dài tối đa 1 mét
Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
=> Vì không có luật quy định, yêu cầu kích thước cụ thể, mà chỉ đặt ra giới hạn về chiều cao, chiều dài đối với tùy loại biển hiệu nên chúng ta có thể sử dụng biển nhỏ như tờ giấy A4 hoặc nhỏ, hoặc lớn hơn tùy ý, miễn sao phải đầy đủ thông tin, dễ nhìn và dễ tìm kiếm
2, Mua chữ ký số và nộp tờ khai môn bài
Việc mua chữ ký số là để thuận tiện việc nộp thuế, đăng ký thuế, lập và nộp tờ khai thuế môn bài
- Doanh nghiệp tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử
- Nộp tờ khai môn bài
Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài ngay sau khi nhận được giấy phép kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận kinh doanh phải nộp tờ khai
Lưu ý: cả trường hợp lập văn phòng đại diện hay chi nhánh thì cũng áp dụng quy định trên
Doanh nghiệp làm tờ khai lệ phí môn bài một lần sau khi thành lập ( trường hợp đi vào hoạt động luôn thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng nhận đăng ký kinh doanh)
Chữ ký số ngoài việc để nộp tờ khai môn bài thì còn để sử dụng để đăng ký thuế điện tử với cơ quan thuế, nộp hồ sơ thuế ban đầu
3. Mở tài khoản ngân hàng
Việc mở tài khoản ngân hàng là để phục vụ cho các giao dịch phát sinh trong quá trình kinh doanh và cũng là tài khoản để nộp các loại thuế phát sinh sau này, và thuế môn bài là loại thuế phát sinh đầu tiên sau khi thành lập
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khi có tài khoản ngân hàng, kế toán sử dụng chữ ký số đã mua ( ở bước 2) để nộp tiền thuế môn bài
Quy trình sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty
4. Nộp hồ sơ thuế ban đầu
Hiện nay, các thông tin đăng ký thuế ban đầu, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư; chứ không phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Chi cục thuế quận / huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa.
Tuy nhiên, Nộp hồ sơ thuế ban đầu tính tới thời điểm năm 2023 thì có chi cục yêu cầu nộp có chi cục không yêu cầu nộp, bởi vậy chúng ta cần liên hệ trực tiếp để xác minh chính xác, tránh áp dụng tương tự dẫn đến thiếu sót
Tùy mỗi chi cục sẽ có nhưng yêu cầu về hồ sơ là khác nhau, gồm một trong các mẫu sau tùy yêu cầu:
- Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp photo
- Biên bản họp hội đồng thành viên(đối với công ty TNHH 2TV trở lên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông(đối với công ty Cổ phần), biên bản này sẽ bầu chủ tịch hội đồng quản trị, bổ nhiệm giám đốc.
- Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc hay Giám đốc do chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký.
- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán do Giám đốc vừa được bổ nhiệm ký, (nếu là Kế toán trưởng thì phải có chứng chỉ kế toán trưởng).
- CMND bản sao y có công chứng của Giám đốc (mang theo bản chính của GĐ để đối chiếu)
- Công văn đăng ký hình thức kế toán
- Tờ khai phí môn bài và giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (Nộp qua mạng internet)
- Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ (làm luôn để sau này phát sinh TSCĐ khỏi phải đi đăng ký)
- Thông báo tài khoản ngân hàng trên sở kế hoạch (mở TK Ngân hàng và đăng ký luôn, nộp trên sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội )
5. Bổ nhiệm các chức vụ tại công ty
Công ty tiến hành họp thành viên bổ nhiệm các chức vụ phụ trách như giám đốc điều hành, kinh doanh, kế toán phòng ban…
Với Doanh nghiệp lớn phải lập sổ đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ tại trụ sở chính doanh nghiệp hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông.
Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy làm kế toán của mình; đó có thể là Phòng/Ban Kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán,….
Tuy nhiên, dù tổ chức theo hình thức nào, bao nhiêu người làm kế toán đi nữa; thì, doanh nghiệp nhất định phải có Kế toán trưởng, trừ trường hợp là doanh nghiệp siêu nhỏ.
6. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.
7.Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị (Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
8. Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương
Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.
14. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Sở LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
15. Thành lập công đoàn
Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công đoàn); thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.
Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
16. Lưu ý về Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Khi thành lập, doanh nghiệp hãy lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình.
Đối với một số ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện… trước khi kinh doanh.
II. DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Kế toán theo dõi và áp dụng đúng hình thức ghi sổ mà công ty áp dụng
- Thông tư 133/TT-BTC
- Thông tư 200/2014/TT-BTC
Thời hạn góp vốn của tất cả các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2TV trở lên, Công ty cổ phần, Công ty Hợp danh là 90 ngày kể từ ngày nhận giấy phép đăng ký kinh doanh
Sau thời gian 90 ngày các thành viên không nộp đủ số vốn cam kết thì phải thực hiện chào bán cho các thành viên khác hoặc phải đăng ký giảm vốn điều lệ
Công việc hằng ngày phải làm:
Tập hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
– Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa… Thì công việc của kế toán thuế là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
– Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem có hợp lý – hợp lệ – hợp pháp hay không.
Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai các bạn phải xử lý ngay.
– Định khoản kế toán (làm sổ) mỗi ngày để tránh việc dồn ứ vào thời gian cao điểm.
– Cuối cùng là các bạn phải sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, cháy hỏng…
Lưu ý: Những chứng từ như: Phiếu thu, chi, nhập, xuất phải lưu trữ 5 năm. Những hóa đơn thông thường phải lưu trữ 10 năm.
Công việc hàng quý:
– Từ quý 4 năm 2014 doanh nghiệp không phải lập tờ khai Thuế TNDN tạm tính nữa(doanh nghiệp tự tính, nếu có lãi tự đi nộp).
– Doanh nghiệp mới thành lập nộp tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn muốn có thể đăng ký nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng).
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý(bạn phải kê khai thêm theo tháng nếu doanh nghiệp bạn có dấu hiệu rủi ro về thuế)
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (hoặc tháng), nếu có phát sinh thuế TNCN phải nộp.
– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng liền kề.
Công việc cuối năm
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm (nộp trước ngày 31/03 hàng năm)
– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm (nộp trước ngày 31/03 hàng năm)
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản. (nộp trước ngày 31/03 hàng năm)
In các giấy tờ sổ sách kế toán cần thiết, đóng gói và lưu trữ cẩn thận để phục vụ lúc quyết toán.
Qúy khách xem các dịch vụ doanh nghiệp mà chúng tôi cung cấp: DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH
DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Câu hỏi giải đáp?
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về biển hiệu như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Theo đó, với cá nhân treo biển hiệu không đúng theo quy định sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng, riêng biển hiệu dọc có chiều cao vượt quá chiều cao của tầng nhà đặt biển hiệu sẽ bị xử phạt từ 10 -15 triệu đồng. Đồng thời, buộc tháo dỡ biển hiệu theo quy định pháp luật.
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
Như vậy theo quy định trên mức phạt tiền trong trường hợp chậm nộp, không nộp hồ sơ khai thuế môn bài 2023 như sau:
– Đối với hành vi chậm nộp, không nộp hồ sơ khai thuế môn bài 2023 thì tùy vào thời gian chậm nộp và việc chậm nộp này có phát sinh số thuế phải nộp hay không mà người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 25.000.000 đồng.
– Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Ngoài ra người vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và buộc nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý : mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân vi phạm thì mức xử phạt bằng 1/2 so với tổ chức.
Chia sẽ bài viết