ÔN CPA MÔN LUẬT- PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
ÔN CPA MÔN LUẬT- PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
I, Cạnh tranh là gì?
Là sự chạy đua (ganh đua) giữa các thành viên cùng một thị trường nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Thúc đấy sự phát triển của nền Kinh tế chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
II Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan (11)
“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”
THỎA THUẬN
- Ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. => cấm tuyệt đối
- Phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Để 1 hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cấm tuyệt đối
- 6 Ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc PTKD . Cấm tuyệt đối
Loại bỏ khỏi những doanh nghiệp ko phải các bên trong thỏa thuận.
(VD: Th/thuận đưa mức giá cao/quá cao/kèm ĐK mà bên mời thầu không thể chấp nhận; Th/thuận rút hồ sơ thầu nộp trước đó, quay vòng thắng thầu, phân chia thầu, rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu; Th/thuận để 1 hoặc nhiều bên chuẩn bị HSơ dự thầu cho các bên tham gia dự thầu để một bên thắng thầu; Th/thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.)
- Hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, Hạn chế đầu tư.
- Áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
(*) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Được miễn trừ nếu có thúc đẩy PT KHCN, Vị thế của VN, Thúc đẩy tiêu chuẩn chất lương…
(*) NĐ 35/2020/NĐ-CP (hiệu lực từ 15/5/2020)
Điều 11. Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- UB cạnh tranh QG đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 3 và 4 Điều 12 của Luât cạnh tranh.
- Việc đánh giá … được căn cứ vào một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Diễn biến, xu hướng thay đổi mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được đánh giá trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động của thỏa thuận Hạn chế cạnh tranhđối với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực công nghệ trong ngành và lĩnh vực liên quan;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu được đánh giá căn cứ vào mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí, thời gian để các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng đó hoặc cơ sở hạ tầng tương tự;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định bằng việc so sánh chi phí, thời gian cần thiết của khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trước và sau khi có thỏa thuận;
e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được xác định dựa trên mức độ chi phối của các yếu tố đặc thù đó đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
- b) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh & các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại HHDV nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
Trong quá trình đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết
III . Lạm dụng vị trí, thống lĩnh thị trường
Thế nào là vị trí thống lĩnh thị trường?
“Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh, dẫn đến những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường”
Phân loại | Đối tượng | Thị phần (thị trường liên quan) |
Một doanh nghiệp | doanh nghiệp bị coi có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc có thị phần tương ứng: | 30% trở lên |
Nhóm doanh nghiệp | Cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh hoặc chiếm thị phần tương ứng: | |
2 Doanh nghiêp | 50% trở lên | |
3 doanh nghiệp | 65% trở lên | |
4 doanh nghiệp | 75% trở lên | |
5 doanh nghiệp | 85% trở lên | |
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trên không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. |
Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có thể thay đổi một cách đáng kể sản lượng, giá mua bán và các điều kiện giao dịch đối với hàng hóa và dịch vụ mà không phải chịu sức ép cạnh tranh một cách đáng kể từ các doanh nghiệp khác trên thị trường hoặc các doanh nghiệp đối thủ tiềm năng. Việc xem xét sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp dựa trên tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan thông qua việc phân tích diễn biến, xu thế về thị phần giữa doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan.
Sức mạnh đáng kể của doanh nghiệp, Nhóm doanh nghiệp được xác định dựa vào yếu tố sau:
+ Tương quan thị phần trên thị trường liên quan
+ Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp, khả năng năm bắt, tiếp cận, chi phối nguồn hàng..
+ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác
+ Lợi thế về CN, Quyền sở hữu …, Yếu tố đặc thù trong ngành nghề, lĩnh vực doanh nghiệp đang HĐ
Hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường bị cấm
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối HHDV, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho KH;
- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
- Lạm dụng vị trí độc quyền
Thế nào là vị trí độc quyền?
doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
“Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là những hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng”
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1)Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng
2) Hạn chế sản xuất, phân phối HHDV, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho KH
3) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
4) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
5) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
6) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
7) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
9) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- “Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là những hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng”
CÁC HÀNH VI | |
1. Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh | + Tiếp cận, thu thập thị trườngBMKD = cách chống lại sự bảo mât |
+ Tiết lộ sử dụng thị trườngBMKD ko được phép của CSH thông tin | |
2. Ép buộc khách hàng, đối tác KD | + Bằng hành vi đe dọa cướng ép để họ ko giao dịch hoặc ngừng giao dịch |
3. Cung cấp thông tin không trung thực | + Ảnh hưởng xấu đến Uy tín, tình trạng tài chính, HDKD của doanh nghiệp khác |
4. Gây rối HĐKD của doanh nghiệp khác trực tiếp/gián tiếp | + Làm cản trở, gián đoạn HĐKD của doanh nghiệp khác |
5. Lôi kéo khách hàng bất chính | + Đưa Thông tín gian dối gây nhầm lẫn cho KH về doanh nghiệp, HH, DV, khuyến mại.. Thu hút khách của doanh nghiệp khác |
+ So sánh HH,DV ..mà không chứng minh được nội dung | |
6. Bán HH, DV dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng KD mặt hàng, dvu dó | + Dưới giá thành toàn bộ. Loại bỏ doanh nghiệp khác cùng KD mặt hàng và dịch vụ đó. |
7. Các HVcạnh tranh ko lành mạnh khác bị cấm theo qđịnh của Luật khác |
Kiểm soát tập trung kinh tế
Gồm các hình thức sau:
+ Sáp nhập, hợp nhất, Mua lại doanh nghiệp
+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp
+ Các hình thức tập trung kinh tế khác theo qui định của Pháp luật
Tập trung kinh tế được coi là quyền tự do của doanh nghiệp. Luật không cấm tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan.
Mà chỉ cẩm khi các doanh nghiệp thị trườngKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường
(*) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo qui dịnh của Luật cạnh tranh 2018 này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế
VII. Cơ quan quản lý cạnh tranh
+ Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia là CQ thuộc Bộ Công Thương
+ Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ cạnh tranh thực hiện chứng năng NN về cạnh tranh
+ Tiến hành tố tụng cạnh tranh, Kiểm soát Tập trung kinh tế, QĐ miễn trừ đối với Thỏa thuận Hạn chế cạnh tranh bị cấm
+ Giải quyết khiếu nại và các nhiệm vụ khác theo QĐ của Luật Cạnh tranh và luật khác
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Chia sẽ bài viết