Trang chủ » ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2020 – ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN

ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2020 – ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN

ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2020 – ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN

I. ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 – ĐỀ CHẴN

Câu 1: (2,0 điểm)

Căn cứ theo quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị trình bày cách thức xử lý kế toán trong từng tình huống, cho biết các doanh nghiệp đều có kỳ kế toán năm kết thúc 31/12, đều tính và nộp thuế GTGT khấu trừ; thuế suất thuế Thu nhập doang nghiệp 20%.

Tình huống 1: Ngày 02/02/N+1 (Báo cáo tài chính năm N chưa công bố) công ty Tân An nhận lại lô hàng có giá vốn là 380 triệu đồng (và đã chuyển thẳng đến cơ sở thuê gia công để sửa chữa), lô hàng này đã xuất khẩu chưa thu tiền khách hàng trong tháng 12/N có giá bán tại cửa khẩu 20.000 USD, tỷ giá đã ghi nhận doanh thu là 23.000 VND/USD, tỷ giá tại ngày nhận lại hàng là 22.980 VND/USD, thuế xuất khẩu 0%. Hai bên đã hoàn tất thủ tục chứng từ.

Tình huống 2: Doanh nghiệp sản xuất ô tô An Hòa có chính sách bảo hành ô tô cho khách hàng với mức dự phòng đã lập theo số dư cuối năm N của TK 352 là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên do không thỏa thuận về mức độ sửa chữa với khách hàng nên sảy ra vụ kiện. Kết luận của tòa án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm N (ngày 12/01/N+1) đã xác nhận doanh nghiệp sản xuất ô tô An Hòa có nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm N số dự kiến sẽ phải thanh toán chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn số dự phòng chi phí bảo hành đã lập là 100 triệu đồng. Thông tin về sự kiện này ảnh hưởng ra sao đến việc trình bày và công bố Báo cáo tài chính năm N?

Tình huống 3: Công ty ABC sản xuất và bán các loại thực phẩm nước chấm. Báo cáo tài chính năm N chưa công bố, nhưng ngày 4/01/N+1, Cơ quan y tế công bố tài liệu cho rằng rất nhiều nhãn hiệu sản phẩm của công ty sử dụng hóa chất trên mức cho phép có thể gây ra tử vong và một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng. Ngày 15/01/N+1, Chính phủ cấm lưu hành các loại sản phẩm này, công ty đang triển khai kế hoạch thu hồi và tiêu hủy. Sự kiện trên ảnh hưởng ra sao đến việc trình bày và công bố Báo cáo tài chính năm N?

Câu 2: (2,0 điểm)

Căn cứ vào quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị nhận xét và giải thích (có thuyết minh số liệu cụ thể) cách thức kế toán viên đã xử lý trong từng trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Công ty KC kinh doanh hoạt động Karaoke, trong kỳ tập hợp số tiền theo giá bán dịch vụ thu từ khách hàng là 114,4 triệu đồng (hoạt động này chịu thuế GTGT được khấu trừ 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 30%). Kế toán xác định trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (kỳ này) số tiền là 114,4 triệu đồng.

Trường hợp 2: Trong kỳ công ty ABC có giao dịch xuất kho hàng hóa gửi đi bán, khi chưa giao hàng cho khách thì số lượng hàng giao đủ 100 kg theo hợp đồng, đơn giá bán chưa có thuế GTGT (được khấu trừ) theo hợp đồng là 1 triệu đồng/kg, song do hàng không đồng đều nên công ty đồng ý giảm giá 10% cho khách, mọi thủ tục bán hàng đã hoàn tất. Kế toán xác định “doanh thu bán hàng” và “các khoản giảm trừ doanh thu” lần lượt với số tiền là 100 triệu đồng và 10 triệu đồng do giảm giá hàng bán.

Trường hợp 3: Công ty PTL kinh doanh một mặt hàng, có dữ liệu đầu kỳ và mua vào trong năm N tổng cộng 110 sản phẩm (SP) với đơn giá gốc bình quân 10 triệu đồng/SP. Trong năm Công ty đã bán được 100 SP với đơn giá bán (chưa có thuế GTGT được khấu trừ) là 12 triệu đồng/SP. Giá bán trên thị trường (chưa có thuế GTGT) cho SP này vào ngày cuối năm N-1 và cuối năm N lần lượt là 12,8 triệu đồng/SP và 9,1 triệu đồng/SP; chi phí tiêu thụ ước tính là 0,1 triệu đồng/SP. Thông tin liên quan đến “Doanh thu thuần về bán hàng”, “Giá vốn hàng bán” và “Lợi nhuận gộp” trong năm N của công ty, kế toán đã xác định lần lượt là 1.200 triệu đồng, 1.000 triệu đồng và 200 triệu đồng.

Trường hợp 4: Ngày 1/12/N, Công ty HK chuyển tiền mua 1.000 trái phiếu công ty X có mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu, giá mua 1.050.000 đồng/trái phiếu với mục đích thương mại, lãi trái phiếu 10%/năm nhận lãi một lần khi đáo hạn vào cuối năm N+2. Cuối năm tài chính 31/12/N số trái phiếu trên chưa bán được, kế toán công ty tính toán và ghi nhận doanh thu tài chính là lãi trái phiếu phải thu dồn tích số tiền là 8.750.000 đồng.

Câu 3: (2 điểm)

1. Trong kỳ doanh nghiệp có số liệu trên Bảng cân đối kế toán như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuSố đầu kỳSố cuối kỳ
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước30010
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả10030

Biết rằng chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chỉ bao gồm số thuế TNDN (không bao gồm các khoản thuế và phí, lệ phí khác). Tổng chi phí thuế trong kỳ (bao gồm cả thuế hiện hành và thuế hoãn lại) được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 150 triệu đồng.

Yêu cầu:
Xác định (kèm theo giải thích cụ thể) số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ
2. Xác định cơ sở tính thuế của các khoản mục sau:
a. Khoản phải thu cổ tức trị giá 100 triệu đồng. Biết cổ tức không chịu thuế TNDN.

Xác định cơ sở tính thuế của khoản phải thu nêu trên.

  1. Cuối kỳ doanh nghiệp đánh giá lại khoản phải thu bằng ngoại tệ trị giá 20 tỉ đồng, phát sinh lãi tỷ giá là 200 triệu đồng. Biết rằng khoản phải thu gốc (20 tỷ đồng) đã được tính vào thu nhập chịu thuế kỳ trước; Khoản lãi tỷ giá chịu thuế khi doanh nghiệp thu hồi khoản phải thu (trong kỳ sau). Xác định cơ sở tính thuế của khoản phải thu sau khi đánh giá lại.
  2. Trong kỳ doanh nghiệp có khoản cho vay trị giá 300 trđ bằng tiền.

Xác định cơ sở tính thuế của khoản cho vay trên;
d. Trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản nhận tiền ứng trước của khách hàng mua Bất động sản là 100 tỉ đồng. Doanh nghiệp phải nộp trước 1 tỉ đồng thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN sau khi bàn giao BĐS cho khách hàng (đến cuối kỳ vẫn chưa bàn giao BĐS cho khách hàng).

Xác định cơ sở tính thuế của khoản nhận ứng trước nêu trên.

Câu 4: (2 điểm)

Ngày 1/1/2020, công ty A mua 80% cổ phần của công ty B (A nắm 80% quyền biểu quyết và có quyền kiểm soát B) với trị giá 12.000 triệu đồng. Cùng ngày này, Báo cáo tài chính riêng của A và B như sau (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêuAB
Tổng tài sản 57.000 14.500
Nợ phải trả10.0003.000
Vốn cổ phần40.00010.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối7.0001.500
Tổng nguồn vốn 57.000 14.500

Biết rằng tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý trừ Bất động sản đầu tư có giá trị ghi sổ là 2.000, giá trị hợp lý là 2.500.

Trong năm 2020, A có các giao dịch nội bộ với B như sau:
– Ngày 2/1/2020, công ty A bán một thiết bị phục vụ quản lý cho công ty B với giá chưa thuế 500 triệu đồng, VAT 10%. Tại ngày bán, thiết bị này có nguyên giá là 1.000 triệu đồng và hao mòn lũy kế là 600 triệu đồng. Công ty A khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm. Công ty B tiếp tục khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thẳng trong 2 năm. Giả sử thiết bị này không có giá trị thu hồi khi thanh lý.

– Ngày 1/12/2020, A bán cho B 1 lô hàng hóa với giá bán chưa có thuế 1.000 triệu đồng, VAT 10%, giá vốn mà A mua là 620 triệu đồng. B chuyển bán ngay trong ngày 40% lô hàng với giá bán chưa có thuế 500 triệu đồng, VAT 10%. Đến ngày 31/12/2020, 60% số hàng này vẫn tồn trong kho của B.

Yêu cầu:

  1. Xác định lợi thế thương mại của A khi đầu tư vào B (0,5 đ).
  2. Thực hiện các bút toán loại trừgiao dịch nội bộ (HTK, TSCĐ) phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất năm 2020 của tập đoàn có công ty mẹ A (1,5đ)

Câu 5: (2 điểm)

Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm X trải qua hai giai đoạn chế biến liên tục, đầu tháng không có sản phẩm làm dở, trong tháng 4 năm 2020 có các tài liệu sau:
1. Chi phí sản xuất trong tháng ở 2 giai đoạn đã tập hợp được như sau: (ĐVT: nghìn đồng)

Khoản mụcGiai đoạn 1Giai đoạn 2
1.CP nguyên vật liệu trực tiếp8.400.000
2. CP nhân công trực tiếp840.000564.000
3.CP sản xuất chung480.000526.400
Cộng 9.720.000 1.090.400
  1. Kết quả sản xuất trong tháng:
    – Giai đoạn 1 sản xuất được 1.000 nửa thành phẩm chuyển hết sang giai đoạn 2, cuối tháng còn lại 400 sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành 50%.

– Giai đoạn 2: nhận 1.000 nửa thành phẩm của giai đoạn 1 để tiếp tục chế biến, hoàn thành nhập kho 425 thành phẩm, cuối tháng còn lại 75 sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành 60%.

  1. Một số thông tin khác:
    – Nguyên vật liệu trực tiếp bỏ toàn bộ từ đầu quy trình công nghệ sản xuất.

– Nửa thành phẩm bỏ toàn bộ từ đầu giai đoạn 2.

– Cứ 02 nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2 sản xuất được 01 thành phẩm.

Yêu cầu:
Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm tháng 4/2020 từng khoản mục theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp bình quân).

Tải đề thi kế toán năm 2020 : 2020 – CPA MON KE TOAN – DE CHAN

Ôn cpa môn kế toán đề chẵn
môn kế toán cpa năm 2020

II. ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN KẾ TOÁN CPA NĂM 2020 ĐỀ CHẴN

ĐÁP ÁN CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Câu 1: (2,0 điểm)

Căn cứ theo quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị trình bày cách thức xử lý kế toán trong từng tình huống, cho biết các doanh nghiệp đều có kỳ kế toán năm kết thúc 31/12, đều tính và nộp thuế GTGT khấu trừ; thuế suất thuế Thu nhập doang nghiệp 20%.

Tình huống 1: Ngày 02/02/N+1 (Báo cáo tài chính năm N chưa công bố) công ty Tân An nhận lại lô hàng có giá vốn là 380 triệu đồng (và đã chuyển thẳng đến cơ sở thuê gia công để sửa chữa), lô hàng này đã xuất khẩu chưa thu tiền khách hàng trong tháng 12/N có giá bán tại cửa khẩu 20.000 USD, tỷ giá đã ghi nhận doanh thu là 23.000 VND/USD, tỷ giá tại ngày nhận lại hàng là 22.980 VND/USD, thuế xuất khẩu 0%. Hai bên đã hoàn tất thủ tục chứng từ.

-Phải điều chỉnh BCTC ghi giảm doanh thu, giá vốn, lợi nhuận, chi phí thuế và thuế TNDN phải nộp.

Điều chỉnh giảm doanh thu, phải thu

Nợ  TK 521 / Có 131 : 460 triệu (20.000 x23.000 )

Điều chỉnh giá vốn,  hàng tồn kho

Nợ 157/ Có  TK 632            380 triệu

Điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN, thuế phải nộp

Nợ 334/ Có 821 : 16 triệu ((460-380) x20%)

Điều chỉnh bút toán kết chuyên doanh thu, chi phí, lợi nhận

Nợ 511/ Có 521 : 460 triệu

Nợ 911/ Có 511 :460

Nợ 632 :  380

Nợ 821 : 16

Nợ 421 : 64

            Có : 911 : 460

Tại năm N+1 khi nhận được lô hàng xuất trả  Dn hoạch toán

Nợ 154/ Có 157 : 380

Tình huống 2: Doanh nghiệp sản xuất ô tô An Hòa có chính sách bảo hành ô tô cho khách hàng với mức dự phòng đã lập theo số dư cuối năm N của TK 352 là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên do không thỏa thuận về mức độ sửa chữa với khách hàng nên sảy ra vụ kiện. Kết luận của tòa án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm N (ngày 12/01/N+1) đã xác nhận doanh nghiệp sản xuất ô tô An Hòa có nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm N số dự kiến sẽ phải thanh toán chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn số dự phòng chi phí bảo hành đã lập là 100 triệu đồng. Thông tin về sự kiện này ảnh hưởng ra sao đến việc trình bày và công bố Báo cáo tài chính năm N?

– Phải điều chỉnh BCTC. Ghi nhận khoản dự phòng phải trả tăng thêm, chi phí băn hàng tăng thêm, giảm lợi nhuận, giảm chi phí thuế TNDN, giảm thuế TNDN phải nộp

Điều chỉnh tăng dự phòng phải trả tăng thêm: Nợ TK 641/ Có TK 335 : 100 triệu

Điều chỉnh giảm chi phí thuế và thuế phải nộp : Nợ 3334/ Có 821 : 20 ( 100 x20%)

Kết chuyển tăng chi phí bán hàng : Nợ tk 911/ Có tk 641: 100 triệu

Điều chỉnh giảm lọi nhuận :

Nợ TK 421 : 80

Nợ TK 821 : 20

Có TK 911 : 100 triệu

Tình huống 3: Công ty ABC sản xuất và bán các loại thực phẩm nước chấm. Báo cáo tài chính năm N chưa công bố, nhưng ngày 4/01/N+1, Cơ quan y tế công bố tài liệu cho rằng rất nhiều nhãn hiệu sản phẩm của công ty sử dụng hóa chất trên mức cho phép có thể gây ra tử vong và một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng. Ngày 15/01/N+1, Chính phủ cấm lưu hành các loại sản phẩm này, công ty đang triển khai kế hoạch thu hồi và tiêu hủy. Sự kiện trên ảnh hưởng ra sao đến việc trình bày và công bố Báo cáo tài chính năm N ?

-Sự kiện trên không cần điều chỉnh BCTC sự kiện trên là trong yếu không cần điều chỉnh nhưng phải  ghi nhận trên thuyết minh BCTC  về

            Nội dung và số liệu của sự kiện

            Ước tính ảnh hưởng về tài chính hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng này

Câu 2: (2,0 điểm)

Căn cứ vào quy định pháp lý về kế toán, Anh/Chị nhận xét và giải thích (có thuyết minh số liệu cụ thể) cách thức kế toán viên đã xử lý trong từng trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Công ty KC kinh doanh hoạt động Karaoke, trong kỳ tập hợp số tiền theo giá bán dịch vụ thu từ khách hàng là 114,4 triệu đồng (hoạt động này chịu thuế GTGT được khấu trừ 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 30%). Kế toán xác định trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (kỳ này) số tiền là 114,4 triệu đồng.

-Kế toán đã ghi nhận doanh thu chưa đúng với quy định của chuẩn mực kế toán.

Ở TH này cty cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT và TTĐB. Tiền thu theo giá bán dịch vụ đã bao gồm thuế GTG và thuế TTĐB vì vậy doanh thu bán hàng không bao gồm thuế gián thu là thuế GTGT và thuế TTĐB khi ghi nhận trên BCKQKD thì phải ghi nhận khoản giảm doanh thu tương ứng với thuế TTĐB

Điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT: 114,4/(1+10%) x10% =10,4

Điều chỉnh giảm DT khoản thuế TTĐB: 104/(1+30%) x30% =24

Doanh thu bán hàng và CCDV thuần: 114,4-10,4 – 24= 80 triệu đồng

Trường hợp 2: Trong kỳ công ty ABC có giao dịch xuất kho hàng hóa gửi đi bán, khi chưa giao hàng cho khách thì số lượng hàng giao đủ 100 kg theo hợp đồng, đơn giá bán chưa có thuế GTGT (được khấu trừ) theo hợp đồng là 1 triệu đồng/kg, song do hàng không đồng đều nên công ty đồng ý giảm giá 10% cho khách, mọi thủ tục bán hàng đã hoàn tất. Kế toán xác định “doanh thu bán hàng” và “các khoản giảm trừ doanh thu” lần lượt với số tiền là 100 triệu đồng và 10 triệu đồng do giảm giá hàng bán.

– Kế toán đã ghi nhận doanh thu chưa đúng với quy định của chuẩn mực kế toán. Do khoản giảm trừ doanh thu đã được thỏa thuận trước khi dịch vụ được tiến hành và chưa xuất hóa đơn bán hàng

Trên chi tiêu thu nhập từ bán hàng và CCVD ghi doanh thu đã giảm giá  90 triệu (100 x1 x(1-10%) ,  khoản giảm giá này không được ghi nhận vào chi tiêu giảm trừ doanh thu thêm 4 triệu nữa

Nếu giả sử khoản giảm giá được thỏa thuận sau khi dịch vụ đã được cung cấp và đã xuất hóa đơn thì :

Trên chi tiêu thu nhập từ bán hàng và CCVD ghi toàn bộ doanh thu chưa giảm giá  100 triệu (20×5) và khoản giảm giá này được ghi nhận vào chi tiêu giảm trừ doanh thu là 4 triệu

Trường hợp 3: Công ty PTL kinh doanh một mặt hàng, có dữ liệu đầu kỳ và mua vào trong năm N tổng cộng 110 sản phẩm (SP) với đơn giá gốc bình quân 10 triệu đồng/SP. Trong năm Công ty đã bán được 100 SP với đơn giá bán (chưa có thuế GTGT được khấu trừ) là 12 triệu đồng/SP. Giá bán trên thị trường (chưa có thuế GHTGT) cho SP này vào ngày cuối năm N-1 và cuối năm N lần lượt là 12,8 triệu đồng/SP và 9,1 triệu đồng/SP; chi phí tiêu thụ ước tính là 0,1 triệu đồng/SP. Thông tin liên quan đến “Doanh thu thuần về bán hàng”, “Giá vốn hàng bán” và “Lợi nhuận gộp” trong năm N của công ty, kế toán đã xác định lần lượt là 1.200 triệu đồng, 1.000 triệu đồng và 200 triệu đồng.

-Kế toán đã ghi nhận doanh thu chưa đúng với quy định của chuẩn mực kế toán.

Doanh thu bán hàng tiêu thụ: 100 x 12 = 1.200

Giá vốn hàng bán tiêu thụ: 100 x 10 = 1.000

Cuối năm phải xã định giá trị HTK có thể thu hồi

Giá vốn HTK theo sổ sách : (110-100)x 10 =100

Gí trị thuần có thể thục hiện được : 10 x (9,1-0,1) = 90

Điều chinh khoản dự phòng giảm giá HTK : 100-90 =10

Ghi nhận tăng giá vốn hàng bán 10 (nợ 632/ có 229)

Trên BC KQKD số đúng phải là

Doanh thu thuần về bán hàng : 1.200

Giá vốn bán hàng : 1.000 +10 = 1.010

Lợi nhuận gộp : 190

Trường hợp 4: Ngày 1/12/N, Công ty HK chuyển tiền mua 1.000 trái phiếu công ty X có mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu, giá mua 1.050.000 đồng/trái phiếu với mục đích thương mại, lãi trái phiếu 10%/năm nhận lãi một lần khi đáo hạn vào cuối năm N+2. Cuối năm tài chính 31/12/N số trái phiếu trên chưa bán được, kế toán công ty tính toán và ghi nhận doanh thu tài chính là lãi trái phiếu phải thu dồn tích số tiền là 8.750.000 đồng.

-Kế toán đã  ghi nhận doanh thu tài chính của trái phiếuvới số tiền là  8.750.000 đồng trên cơ sở dồn tích là không đúng với quy định của chuẩn mực kế toán vì trái phiếu này là chứng khoán kinh doanh chỉ ghi nhận doanh thu, lãi TP nếu có khi trái phiếu đã được bán hay chuyển nhượng

Câu 3: (2 điểm)

  1. Trong kỳ doanh nghiệp có số liệu trên Bảng cân đối kế toán như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu                                                                                  Số đầu kỳ                   Số cuối kỳ

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước                             300                              10

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại                                            100                             30

Biết rằng chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chỉ bao gồm số thuế TNDN (không bao gồm các khoản thuế và phí, lệ phí khác). Tổng chi phí thuế trong kỳ (bao gồm cả thuế hiện hành và thuế hoãn lại) được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 150 triệu đồng.

Yêu cầu:

Xác định (kèm theo giải thích cụ thể) số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ

Giải:

– Chi phí thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ: số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong kỳ lớn hơn tài sản thuế thu nhập phát sinh trong kỳ

Nợ TK 8212/ Có TK 243 : 100-30 = 70 triệu đồng

Tổng chi phí thuế trong kỳ  (bao gồm cả thuế hiện hành và thuế hoãn lại) được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 150 triệu đồng (nợ 821)

Tổng chi phí thuế trong kỳ = chi phí thuế hiện hành +chi phí thuế hoãn lại

-Thuế TNDN hiện hành trong kỳ ( Tổng chi phí thuế trong kỳ- CP thuế phải trả hoàn nhập) :

 150-70 = 80 triệu đồng

– Số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ: (đầu kỳ + phát sinh trong kỳ – cuối kỳ)

300 +80-10 = 370 triệu đồng

  1. Xác định cơ sở tính thuế của các khoản mục sau:

Khoản phải thu cổ tức trị giá 100 triệu đồng. Biết cổ tức không chịu thuế TNDN. Xác định cơ sở tính thuế của khoản phải thu nêu trên.

– Khoản phải thu cổ tức không tính thu nhập chịu thuế

-Giá trị ghi sổ của khoản phải thu về cổ tức: 100 triệu đồng

– Cơ sở tính thuế của khoản phải thu về cổ tức là 100 triệu đồng

Cuối kỳ doanh nghiệp đánh giá lại khoản phải thu bằng ngoại tệ trị giá 20 tỉ đồng, phát sinh lãi tỷ giá là 200 triệu đồng. Biết rằng khoản phải thu gốc (20 tỷ đồng) đã được tính vào thu nhập chịu thuế kỳ trước; Khoản lãi tỷ giá chịu thuế khi doanh nghiệp thu hồi khoản phải thu (trong kỳ sau). Xác định cơ sở tính thuế của khoản phải thu sau khi đánh giá lại.

Giá trị ghi sổ của khoản phải thu do đánh đánh giá lại : 20,2 tỷ

Cơ sở tính thuế của khoản phải thu do đánh đánh giá lại : 20 tỷ

Khoản lãi tỷ giá chịu thuế khi doanh nghiệp thu hồi khoản phải thu

Trong kỳ doanh nghiệp có khoản cho vay trị giá 300 trđ bằng tiền. Xác định cơ sở tính thuế của khoản cho vay trên;

Việc thu hồi khoản vay không ảnh hưởng tới thu nhập chịu thuế,

– Giá trị ghi sổ của khoản cho vay : 300 triệu đồng

Cơ sở tính thuế của khoản cho vay là 300 triệu đồng

Trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản nhận tiền ứng trước của khách hàng mua Bất động sản là 100 tỉ đồng. Doanh nghiệp phải nộp trước 1 tỉ đồng thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN sau khi bàn giao BĐS cho khách hàng (đến cuối kỳ vẫn chưa bàn giao BĐS cho khách hàng). Xác định cơ sở tính thuế của khoản nhận ứng trước nêu trên.

– Doanh nghiệp phải nộp trước 1 tỉ đồng thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN sau khi bàn giao BĐS cho khách hàng, khoản thuế tạm nộp này sẽ được trừ khi bàn giao BĐS cho khách hàng. Cơ sở tính thuế của khoản này chính là giá trị được khấu trừ cho thu nhập tính thuế trong tương lai.

Khoản nhận tiền ứng trước của khách hàng sẽ chịu thuế khi BĐS được bàn giao

Giá trị ghi sổ của khoản nhận tiền ứng trước của khách hàng : 100

Cơ sở tính thuế của khoản nhận tiền ứng trước của khách hàng : 100

Câu 4: (2 điểm)

Ngày 1/1/2020, công ty A mua 80% cổ phần của công ty B (A nắm 80% quyền biểu quyết và có quyền kiểm soát B) với trị giá 12.000 triệu đồng. Cùng ngày này, Báo cáo tài chính riêng của A và B như sau (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu                                                                      A                               B

Tổng tài sản                                                              57.000                       14.500

Nợ phải trả                                                                10.000                        3.000

Vốn cổ phần                                                              40.000                       10.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối                       7.000                         1.500

Tổng nguồn vốn                                                       57.000                        14.500

Biết rằng tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý trừ Bất động sản đầu tư có giá trị ghi sổ là 2.000, giá trị hợp lý là 2.500.

Trong năm 2020, A có các giao dịch nội bộ với B như sau:

 – Ngày 2/1/2020, công ty A bán một thiết bị phục vụ quản lý cho công ty B với giá chưa thuế 500 triệu đồng, VAT 10%. Tại ngày bán, thiết bị này có nguyên giá là 1.000 triệu đồng và hao mòn lũy kế là 600 triệu đồng. Công ty A khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm. Công ty B tiếp tục khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thẳng trong 2 năm. Giả sử thiết bị này không có giá trị thu hồi khi thanh lý.

– Ngày 1/12/2020, A bán cho B 1 lô hàng hóa với giá bán chưa có thuế 1.000 triệu đồng, VAT 10%, giá vốn mà A mua là 620 triệu đồng. B chuyển bán ngay trong ngày 40% lô hàng với giá bán chưa có thuế 500 triệu đồng, VAT 10%. Đến ngày 31/12/2020, 60% số hàng này vẫn tồn trong kho của B.

Yêu cầu:

  1. Xác định lợi thế thương mại của A khi đầu tư vào B (0,5 đ).
  2. Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (HTK, TSCĐ) phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất năm 2020 của tập đoàn có công ty mẹ A (1,5đ)

Giải :

1./ Xác định lợi thế thương mại của A khi đầu tư vào B

Giá trị hợp lý của tài sản Cty CP B

Vốn cổ phần của CSH ( TS- NPT) : 14.500-3.000 = 11.500

Chênh lệch giá trị hợp lý BĐS đầu tư : 2.500 -2.000 = 500

Tổng giá trị hợp lý của tài sản thuần Cty CP B : 11.500+500 = 12.000

-Phần sở hữu Cty A trong gía trị hợp lý của TS thuần Cty B     9.600 (12.000 x80%)

-Lợi thế thương mại (12.000-9.600)                                             2.400

2./ Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (HTK, TSCĐ) phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất năm 2020 của tập đoàn có công ty mẹ A

GIÁ BÁN : 500

Nguyên giá : 1.000

Giá trị HMLK : 600

a./ Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ bán TSCĐ

 -Loại trừ thu nhập khác,điều chỉnh nguyên giá TSCĐ

Nợ thu nhập khác (giá bán- giá trị còn lại)           100

Nợ nguyên giá TSCĐ ( NG- giá bán)                     500

                        Có hao mòn lũy kế                                       600

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại của phần hoãn lãi chưa thực hiện (100×20%)

  • Nợ tài sản thuế thu nhập hoãn lại 20

                        Có chi phí thuế TNDN hoãn lại                 20

+ Điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí KH (do loại trừ lãi chưa thực hiện được phân bổ 2 năm)

  • Nợ hao mòn lũy kế 50

                        Có chi phí QLDN                  50

+ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại do điều chỉnh khâu hao (50×20%)

  • Nợ chi phí thuế thu nhập hoãn lại 10

                        Có tài sản thuế thu nhập hoãn lại               10

b./Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ bán HTK

– Loại trừ doanh thu, giá vốn ( lãi chưa thực hiện ở HTK)

Nợ doanh thu bán hàng và CCDV              1.000

                        Có giá vốn hàng bán                                    772

                        Có hàng tồn kho                                           228

– Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại của phần hoãn lãi chưa thực hiện (228×20%)

Nợ tài sản thuế thu nhập hoãn lại               45,6

                        Có chi phí thuế TNDN hoãn lại                 45,6

Câu 5: (2 điểm)

Giải:

a./ Tính giá thành NTP giai đoạn 1

Chi phí dở dang cuối kỳ:

CP NVLC: 8.400.000/(1000+400) x 400 = 2.400.000

CPNCTT: 840.000/(1000+400 x50%) x 400×50% = 140.000

CPSXC : 480.000/(1000+400 x50%)/400 x50% = 80.000

Bảng tính giá thành NTP giai đoạn 1

Chi tiêuDD đầu kỳPS trong kỳDD cuối kỳGiá thànhZ đơn vị
–          NVLC

–          NCTT

–          SXC

8.400.000

840.000

480.000

2.400.000

140.000

80.000

6.000.000

700.000

400.000

6.000

700

400

Tổng cộng9.720.0002.620.0007.100.0007.100

b./ Tính giá thành sản phẩm nhập kho ( giai đoạn 2)

Chi phí dở dang cuối kỳ:

CP NVLC: 6.000.000/(425+75) x 75 = 900.000

CPNCTT: 700.000/(425+75) x 75+ 564.000/(425+75 x60%) x 75 x60% = 159.000

CPSXC : 400.000/(1000+75)x75 + 526.400/(425+75 x60%) x 75 x60% = 110.400

Bảng tính giá thành nhập kho ( giai đoạn 2)

Chỉ tiêuDD ĐKPhát sinh trong kỳDở dang cuối kỳGiá thànhZ đơn vị
GĐ trướcGĐ nàyGĐ trướcGĐ này
–          NVLC

–          NCTT

–          SXC

6.000.000

700.000

400.000

564.000

526.400

900.000

105.000

60.000

54.000

50.400

5.100.000

1.105.000

816.000

12.000

2.600

1.925

Tổng cộng7.100.0001.090.4001.065.000104.4007.021.00016.520

Xem thêm : ĐỀ THI MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

Xem ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN KẾ TOÁN NĂM 2020 ĐỀ LẺ

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết