Nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ THUẾ TNDN
Nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ của thuế TNDN
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí là một yếu tố cực kỳ quan trọng, về kế toán chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu lợi nhuận, về thuế thì nó ảnh hưởng đến số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước
Có rất nhiều khoản chi phí thực tế phát sinh, nhưng trong quá trình làm việc chúng ta không biết làm sao để hợp thức hóa vấn đề chi phí đó để đưa vào Thuế, bởi vậy là một kế toán thì phải biết nguyên tắc xác định chi phí được trừ lý để tính thuế
Trừ các khoản chi không được trừ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Nguyên tắc thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế
- Thực tế phát sinh: Đã phát sinh, có nghĩa vụ thanh toán cho khoản chi đó
Ví dụ: Chi phí tiền lương, điện, nước…
- Liên quan đến HĐSXKD của DN: Là khoản chi cần thiết để tiến hành HĐSXKD bình thường
Ví dụ: Chi mua gỗ để sản xuất bàn ghế gỗ
Lưu ý:
Kế toán cần phải hiểu được là chi phí kế toán và chi phí thuế là hoàn toàn khác nhau
- Chi phí kế toán áp dụng theo Luật kế toán
- Chi phí thuế áp dụng theo Luật Quản Lý Thuế
Theo kế toán thì các khoản chi phí phải hạch toán toàn bộ phản ảnh sổ sách đúng với thực tế dù chi phí ấy có được trừ hay không được trừ
Còn với thuế TNDN thì dựa trên sổ sách đã hạch toán theo Luật kế toán để xác định xem chi phí đó có được tính vào thuế TNDN hay không để xác định chi phí Thuế phải nộp
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Với tất các các chi phí phải đáp ứng được quy định về hóa đơn chứng từ thì mới đủ điều kiện để tính vào chi phí được trừ
Quy định về hóa đơn chứng từ thì tham khảo ở Nghị định Số: 123/2020/NĐ-CP
- Hóa đơn chứng từ hợp pháp là hóa đơn chứng từ được tạo lập hợp pháp theo đúng quy định PL
Ví dụ: Hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in được tạo lập, sử dụng theo đúng quy định…
- Hóa đơn chứng từ được tạo lập, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của PL
Ví dụ: Hóa đơn chứng từ xuất ra nhưng thực tế không giao hàng cũng bị loại
Ví dụ: DN mua hàng không có hóa đơn hoặc có hóa đơn nhưng trên hóa đơn không có địa chỉ của DN, hóa đơn này không hợp pháp sẽ được tính là CP được trừ khi tính thuế TNDN.
Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên
Ví dụ: Mua 01 lô hàng phục vụ HĐSXKD có giá trị đã bao gồm thuế là 30 triệu đồng, thanh toán bằng tiền mặt thì giá trị của lô hàng này không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
♣ Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
♣ Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Ví dụ 5: Tháng 8 năm 2014 DN A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán.
Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này.
Sang năm 2015, DN A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy DN A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
♣ Trường hợp DN mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
♣ Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến HĐSXKD của DN và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn
Hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Các khoản chi phí không được trừ thường có những đặc điểm sau:
+ Nhóm 1: Vượt mức khống chế: Khấu hao, trang phục, quỹ hưu trí tự nguyện …
- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
- Phần trích khấu hao tương ứng với phần NG vượt trên 1,6 tỷ đồng / xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho KD vận tải hành khách; kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dung để làm mẫu lái thử cho kinh doanh ô tô.)
- Chi trang phục bằng tiền cho NLĐ vượt quá 5trđ/ng/năm
- Phần chi vượt mức 1trđ/ng/tháng để: trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho NLĐ
- Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước
- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay
- Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức
- Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino
+ Nhóm 2: Chi từ các nguồn kinh phí khác đã trích lập…
- Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác (do BHXH; Quỹ khen thưởng, phúc lợi…)
- Chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
+ Nhóm 3: Không thỏa mãn các điều kiện cụ thể của Cơ Quan có thẩm quyền
- Chi tài trợ cho giáo dục, y tế không đúng đối tượng, không có hồ sơ xác định khoản tài trợ
- Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai….
- Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết…
- Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách
+ Nhóm 4: Các khoản chi NN không khuyến khích hoặc vi phạm pháp luật…)
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính: giao thông, chế độ kế toán, ĐKKD, phạt thuế…
Hiểu chi tiết hơn nữa thì XEM bài viết : Liệt kê các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH
DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Câu hỏi giải đáp?
Ngày 20/11/2015, Quốc hội ban hành Luật số 88/2015/QH13 (gọi chung là Luật Kế toán 2015) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Luật Kế toán 2015 được xây dựng với 06 Chương – 74 Điều luật quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Tính đến nay, chưa có quy định nào về việc sẽ có Luật Kế toán mới nhất thay thế Luật Kế toán 2015.
Chi phí thuế áp dụng theo Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất
Chia sẽ bài viết