Lưu ý trong xác định chi phí lãi vay và ví dụ
CÁC LƯU Ý TRONG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LÃI VAY
I. Xác định chi phí lãi vay làm cơ sở được trừ khi tính Thuế TNDN
1.) Nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ
Trừ các khoản chi không được trừ (37 khoản), DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến HĐ SXKD của
- Khoản chi có đủ Hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Khoản chi nếu có HĐ mua HHDV từng lần – bao gồm cả HĐGTGT và HĐ bán hàng – có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế
Theo Khoản 17. Điều 3: TT số 96/2015/TT-BTC quy định: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
Theo đó:
- Vay của tổ chức tín dụng, vay của các tổ chức kinh tế, của các DN không bị không chế mức 150% mà theo HĐ vay và tuân thủ các quy định của Luật tổ chức tín dụng
- Vay của cá nhân, vay của các các tổ chức không phải là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: như công đoàn, quỹ nhàn rỗi chỉ được hạch toán vào chi phí theo quy định trên.
- Riêng đối với khoản vay của cá nhân, khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ thuế TNCN 5% trên số lãi thực tế để nộp vào NSNN trước khi trả lãi.
Khoản 18. Điều 3: TT số 96/2015/TT-BTC quy định: Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (DN tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN kể cả trường hợp DN đã đi vào SXKD; Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của TS, giá trị công trình đầu tư.
Cụ thể:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
Thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Ví dụ về khống chế lãi vay với vốn điều lệ còn thiếu
Vốn điều lệ theo tiến độ 31/12/20xx là 50 tỷ. Đến 1/1/2023 vốn ĐL chỉ 40 tỷ, thiếu 10 tỷ
- Năm 20XX+1, DN vay các tổ chức TD 9 tỷ đồng, lãi suất 8% năm=> 720 tr
- => DN phải loại trừ CP tính thuế TNDN năm 20XX+1 là 720 tr
Khoản 18. Điều 3: TT số 96/2015/TT-BTC quy định: Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Theo đó:
Vốn điều lệ theo tiến độ đến 1/1/20XX+1 doanh nghiệp A đã nộp đủ theo quy định. Năm 20XX+1, doanh nghiệp A vay NH để đầu tư vào doanh nghiệp B với chi phí lãi vay cho khoản đầu tư là 980 đ.
Khoản lãi vay này được hạch toán ngay vào chi phí tính thuế TNDN của DN A năm 20XX+1
CV số 4975/TCT-CS ngày 26/10/2016 hướng dẫn:
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng cho DN khác vay với lãi suất là 0% thì hoạt động cho vay vốn trên là việc thực việc trao đổi không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, DN thuộc diện bị ấn định thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế
CV số 3930/TCT-DNL ngày 12/10/2018 về việc chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trường hợp Viettel là DN có số dư tiền gửi NH có kỳ hạn; tiền gửi thanh toán có kế hoạch sử dụng phục vụ HĐSXKD mà phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng nếu khoản chi này có đầy đủ HĐCT theo quy định của pháp luật, khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ HĐSXKD của DN và không thuộc trường hợp khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ, chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu thì khoản chi phí lãi vay nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN .
Chú ý: Trường hợp DN không phải là tổ chức tín dụng :
- Khi thực hiện các giao dịch vay và trả nợ vay không sử dụng các hình thức thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi phí lãi vay của DN không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Theo đó các hình thức giao dịch vay, trả bằng tiền mặt, hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản bên vay, cho vay … đều không được tính vào chi phí tính thuế TNDN .
II. Xác định DN có giao dịch liên kết và xác định EBIDA
1.) Tầm quan trọng
- Việt Nam là một trong số các quốc gia đang tiến hành cải cách quy định về thuế quốc tế và xác định giá GDLK dựa trên chương trình hành động BEPS của OECD. Việc cải cách này nhằm gia tăng sự minh bạch về thuế giữa doanh nghiệp và người nộp thuế; đảm bảo tăng cường pháp luật về thuế.
- Về phía doanh nghiệp: trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp tính toán nhằm đạt tối đa lợi ích của tập đoàn KD – trong đó chuyển giá được sử dụng là một trong những giải pháp có hiệu quả cao – chuyển giá vì mục đích quản trị DN và chuyển giá nhằm trốn tránh, giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế với
- Phía nhà quản lý:
- OECD đã đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn xác định giá chuẩn – là công cụ để tăng cường chống thất thu thuế do chuyển giá.
- Mỗi quốc gia đều có chính sách và biện pháp cụ thể thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
- Doanh nghiệp cần hiểu biết đầy đủ các văn bản quy định để xác định doanh nghiệp mình thuộc đối tượng điều chỉnh nào, đồng thời có các biện pháp, giải pháp triển khai thực hiện mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá thị trường.
- Giảm thiểu trường hợp DN bị chuyển từ giải pháp tăng hiệu quả kinh doanh qua chuyển giá nhằm tránh thuế sẽ trở thành rủi ro do bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế: gian lận, trốn thuế.
- DN bị xử lý về gian lận thuế: ảnh hưởng uy tín thương hiệu = giảm lòng tin với khách hàng, mất uy tín doanh nghiệp.
- Trong giai đoạn này cơ quan thuế đang triển khai các nhóm giải pháp về gia hạn, miễn giảm thuế cho DN để khắc phục khó khăn của đại dịch Covid 19, nguồn thu NSNN bị giảm sút nên cần tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, trong đó có chống chuyển giá để đảm bảo bù đắp một phần hụt thu
Phạm vi điều chỉnh của NĐ 132/2020/NĐ-CP
- NĐ 132 quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của NNT trong xác định giá giao dịch liên kết, thủ tục kê khai; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế đối với NNT có phát sinh GDLK .
- Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của NĐ 132 là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ LK, trừ các giao dịch kinh doanh đối với HHDV thuộc phạm vi điều chỉnh giá của NN thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Bài viết: MỘT ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2020/NĐ-CP
Đối tượng & nguyên tắc áp dụng NĐ 132/2020/NĐ-CP
Về Đối tượng áp dụng :
- Áp dụng với các Tổ chức sản xuất, kinh doanh nộp thuế TNDN có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết .
- Theo đó các bên có quan hệ liên kết nhưng không phát sinh giao dịch liên kết thì không bị điều chỉnh.
Về nguyên tắc áp dụng:
- NNT có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết => kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
- Cơ quan thuế, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc GDĐL và bản chất hoạt động, giao dịch của DN, không công nhận các GDLK không theo nguyên tắc GDĐL làm giảm nghĩa vụ thuế và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế
Khái niệm các bên có quan hệ LK theo NĐ 132 /2020/NĐ -CP
Các bên có quan hệ LK: là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác;
Cụ thể trong 11 trường hợp:
- Một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN kia;
- Cả 2 DN đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ 3 nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- DN là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của DN kia;
- DN bảo lãnh hoặc cho 1 DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ 3 được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên LK và các GD tài chính có bản chất tương tự) với ĐK khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay;
Khái niệm các bên có quan hệ giao dịch liên kết theo NĐ 132
Lưu ý về xác định quan hệ liên kết tại điểm nêu trên
- “DN bảo lãnh hoặc cho 1 DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ 3 được đảm bảo từ nguồn TC của bên LK và các GD tài chính có bản chất tương tự) với ĐK khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay;”
- Theo đó DN phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
- Khoản vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay
- Và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay
- Chỉ thỏa mãn 1 Đk không thuộc có quan hệ liên kết
- Vay một ngân hàng thỏa mãn hai ĐK trên mới cho là có quan hệ liên kết.
- Vay của các ngân hàng khác nhau cộng lại đủ hai ĐK không coi là có quan hệ liên kết.
- 01 DN chỉ định thành viên ban LĐ điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một DN khác với điều kiện số lượng các thành viên được DN thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban LĐ điều hành hoặc nắm quyền KS của DN thứ hai; hoặc 1 thành viên được DN thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các CS tài chính hoặc hoạt động KD của DN thứ 2;
- 02 DN cùng có trên 50% thành viên ban LĐ hoặc cùng có 1 thành viên ban LĐ có quyền QĐ các CSTC hoặc HĐKD được chỉ định bởi một bên thứ 3;
- 02 DN được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
- Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
- Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
- Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với CN thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định trên.
CP lãi vay được trừ khi xác định TN chịu thuế TNDN đối với DN có giao dịch liên kết
- Tổng CP lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay PS trong kỳ của NNT được trừ khi xác định TN chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng LN thuần từ HĐKD trong kỳ cộng CP lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay PS trong kỳ cộng chi phí KH phát sinh trong kỳ của NNT;
- Phần CP lãi vay không được trừ trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng CP lãi vay được trừ trong trường hợp tổng CP lãi vay PS được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức 30% Thời gian chuyển CP lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh CP lãi vay không được trừ;
- Không áp dụng EBIDA: Các khoản vay của các tổ chức TD theo Luật Các tổ chức TD; tổ chức KDBH theo Luật KD BH; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của CP thực hiện theo phương thức CP đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, DA thực hiện chính sách phúc lợi XH của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở XH và dự án PL công cộng );
- NNT kê khai tỷ lệ CP lãi vay trong kỳ tính thuế theo PL I ban hành kèm theo NĐ.
- Ebitda là từ viết tắt của cụm từ Earning before interest, taxes, depreciation and amortization trong tiếng Anh, có nghĩa là LN trước thuế, khấu hao và lãi vay. Hay Ebitda còn được xem là lợi nhuận hoạt động của công ty,
- Ebitda là thước đo quan trọng nhất để xác định hiệu quả tài chính của công ty. Chỉ tiêu này được sử dụng thay thế cho thu nhập hoặc thu nhập ròng trong một số trường hợp và ngày nay được sử dụng rất phổ biến.
♥ Ví dụ 1: Một công ty có lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 500 triệu đồng, chi phí khấu hao 200 tr và chi phí lãi vay 250 tr, lãi tiền gửi 40 Như vậy, Ebitda của doanh nghiệp được tính như sau:
- Ebitda = Lợi nhuận trước thuế + (Lãi vay – lãi tiền gửi) + Khấu hao = 500 + (250- 40)+ 200 = 910 triệu đồng.
- Lãi vay khống chế 30% hạch toán CP tính thuế là:910 trđ x 30% = 273 tr
=> trường hợp này không bị loại trừ lãi vay. Mức lãi vay 250 tr thấp hơn 30%
♥ Ví dụ 2: Một công ty có lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 2,2 tỷ đồng, chi phí khấu hao 1 tỷ và chi phí lãi vay 1,5 tỷ, lãi tiền gửi 200tr. Như vậy, Ebitda của doanh nghiệp được tính như sau:
- Ebitda = Lợi nhuận trước thuế + (Lãi vay – lãi tiền gửi) + Khấu hao = 2,2 tỷ + (1,5 tỷ- 200tr) + 1 tỷ = 4,5 tỷ đồng.
- Lãi vay khống chế 30% hạch toán CP tính thuế là: 4,5 tỷ x 30% = 1,350 tỷ đồng.
Trường hợp này doanh nghiệp chỉ được hạch toán vào CP lãi vay tính thuế là 1,350 bằng mức 30% của Ebida
Phần chi phí lãi vay bị loại trừ khỏi chi phí tính thuế TNDN năm 2022 là 150 đ: = 1,5 tỷ – 1,350 tỷ = 150 tr
Phần CP lãi vay không được trừ 150 tr trên được chuyển sang kỳ tính thuế năm 2023 khi xác định tổng CP lãi vay được trừ trong trường hợp tổng CP lãi vay PS được trừ của năm 2023 thấp hơn mức 30% EBIDA.
Thời gian chuyển CP lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh CP lãi vay không được trừ;
Nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá GDLK
- NNT có giao dịch liên kết có trách nhiệm KK, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam.
- Có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn PP xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- NNT có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ LK và giao dịch liên kết theo PL I, II, III/ NĐ 132 và nộp cùng Tờ khai QT thuế TNDN.
- NNT có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:
- Thông tin về quan hệ LK và giao dịch liên kết theo Phụ lục I NĐ
- Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết,CS, PP xác định giá đối với giao dịch liên kếtđược lập và lưu tại trụ sở của NNT theo nội dung thông tin, TL quy định tại PL II NĐ;
- Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về HĐKD của tập đoàn đa quốc gia,CS, PP xác định giá giao dịch liên kết toàn cầu và CS phân bổ TN và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo PL III/NĐ
- Báo cáo LN liên quốc gia của CT mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV
Nghĩa vụ liên quan đến Báo cáo LN liên quốc gia NNT:
- Trường hợp CT mẹ tối cao tại VN có DT hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập BCLN liên quốc gia theo Phụ lục IV/NĐ. Thời hạn nộp BC cho CQ thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm TC của CT mẹ tối cao.(NĐ 20 cùng với nộp tờ khai QT thuế TNDN)
- NNT tại VN có CT mẹ tối cao tại nước ngoài mà CT mẹ tối cao có nghĩa vụ lập BCLN liên quốc gia theo quy định của nước cư trú phải nộp cho Cơ quan thuế trong các trường hợp như :
- Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi CTmẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận quốc tế về thuế với VN nhưng không có Thỏa thuận của Nhà chức trách có TQ tại thời điểm đến hạn nộp BC theo quy định
- Quốc gia, vùng lãnh thổ NN nơi CT ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với VN nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thg tin cung cấp cho VN Báo cáo LN liên QG của tập đoàn
- Quy định tại điểm b khoản này không áp dụng trong trường hợp CT mẹ tối cao của NNT tại Việt Nam chỉ định một tổ chức thay mặt nộp Báo cáo LN liên quốc gia cho Cơ quan thuế nước sở tại trước hoặc vào ngày quy định tại điểm a khoản này và đáp ứng các điều kiện theo quy định.
- Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai QT thuế TNDN hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu CQ thuế kể cả khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra.
- Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin TL-CT của NNT cung cấp cho CQ thuế theo quy định của pháp luật QL thuế.Trường hợp dữ liệu của các đối tượng SSĐL là số liệu kế toán, NNTcó trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.
- NNT có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước PL đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá GDLK không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của CQ thuế. Trường hợp NNT có lý do chính đáng thì thời hạn cung cấp Hồ sơ được gia hạn 01 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.
- Công ty tư vấn, kiểm toán độc lập hoặc công ty kinh doanh làm thủ tục về thuế là đại diện cho người nộp thuế lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật quản lý thuế đối với DN và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.
Các trường hợp NNT được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Người nộp thuế được :
- Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III (thông tin xác định giá giao dịch liên kết), Mục IV (kết quả SXKD sau khi xác định lại giá giao dịch liên kết) PL I (Thông tin về quan hệ liên kết và GDLK).
- Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp NNT thỏa mãn các điều kiện:
- Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam,
- Áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với NNT và
- Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế
Nhưng NNT phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I: Thông tin về các bên liên kết, mục II: Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Phụ lục I: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết ban hành kèm theo Nghị định này
NNT kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo PL I nhưng được miễn lập HS xác định giá GDLK trong các trường hợp
NNT kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo PL I nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
a) Có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng DT phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đ và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đ;
b) NNT đã ký kết Thỏa thuận trước về PP xác định giá tính thuế thực hiện nộp BC thường niên theo quy định pháp luật về APA. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng APA thì có trách nhiệm KK xác định giá giao dịch liên kết;
c) Thực hiện KD với chức năng đơn giản, không phát sinh DT, CP từ hoạt động khai thác, sử dụng TS vô hình, có DTdưới 200 tỷ đ, áp dụng tỷ suất LN thuần chưa trừ CP lãi vay và thuế TNDN (không bao gồm chênh lệchDT và CPcủa hoạt động TC) trên DT thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:
– Phân phối: Từ 5% trở lên;
– Sản xuất: Từ 10% trở lên;
– Gia công: Từ 15% trở lên.
Và đủ điều kiện hạch toán riêng được DT, chi phí…
Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá GDLK
- Áp dụng quản lý rủi ro đối với giá giao dịch liên kết theo quy định của PL thuế.
Lưu ý: Quản lý, sử dụng Báo cáo LN liên quốc gia của NNT phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của VN tại Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.
- Cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp sau:
- NNT vi phạm PL về thuế nhưng thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, HĐCT
- Các trường hợp khác theo quy định tại Luật Quản lý thuế số
- Có trách nhiệm tạo ĐK cho NNT chứng minh, giải trình về số liệu…của đối tượng SSĐL sử dụng trong Hồ sơ xác định giá
- Có quyền ấn định mức giá; tỷ suất LN; tỷ lệ phân bổ LN; TN chịu thuế hoặc số thuế TNDN đối với NNT không tuân thủ quy định về KK, xác định giá giao dịch liên kết; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu KK xác định giá GDLK. NNT không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin, thông tin kg trung thực, vi phạm các quy định về KKGDLK
- CQ thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin do NNT cung cấp liên quan đến việc xác định gía giao dịch liên kết
- Trường hợp qua thanh tra, KT xác định giá giao dịch liên kết có phát sinh vướng mắc về cơ chế, CS liên quan đến các ngành, lĩnh vực chuyên ngành, Cơ quan thuế lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
- CQ thuế trao đổi thông tin với NNT và CQ thuế đối tác theo thủ tục tham vấn trước, trong và sau quá trình thanh tra, kiểm tra giá giao dịch liên kết như sau:
- CQ thuế thực hiện cơ chế trao đổi thông tin tự động theo cam kết quốc tế của Việt Nam tại các điều ước quốc tế về thuế. Hàng năm, TB danh sách các CQ thuế nước ngoài thực hiện được trao đổi thông tin tự động đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cổng TTĐT của ngành thuế.
- Cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại các Hiệp định thuế có liên quan.
- Trường hợp CQ thuế ký Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, thì có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng APA theo nguyên tắc quản lý rủi ro;
b) Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ APA đã ký kết của NNT theo quy định.
DỊCH VỤ THUẾ – KẾ TOÁN MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Chia sẽ bài viết