HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN DÀNH CHO TỔ CHỨC
HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN DÀNH CHO TỔ CHỨC
1. Trường hợp phải quyết toán thuế TNCN và nhận ủy quyền quyết toán thuế TNCN
– Trường hợp Tổ chức không phát Sinh trả thu nhập tiền lương, tiền công thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
⭐Trách nhiệm tổ chức chi trả thu nhập
Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do Tổ chức trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế
Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế cho Tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì Tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của Tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống.
🌟CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ỦY QUYỀN QUYẾT TOÁN THUẾ
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp động lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, Cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, cả Trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm
- Cá nhân có thu nhập một nơi theo hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lê 10%.
- Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ Tổ chức cũ đến Tổ chức mới do Tổ chức cũ thực hiên sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; hoặc Tổ chức cũ và Tổ chức mới trong cùng một hệ thống, Cá nhân được Ủy quyền cho Tổ chức mới
Cá nhân sau khi đã ủy quyền QTT, đơn vị chi trả thu nhập đã thực hiên QTT thay cho cá nhân, nếu phát hiên cá nhân thuộc diện trực tiếp QTT với cơ quan thuế thì Tổ chức chi trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN của Tổ chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nôi dung:
“Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho ông/bà .. (theo ủy quyền) tại dòng (sô thứ tự) … của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp QTT với cơ quan thuế.
Trường hợp Tổ chức, cá nhân trả thu nhập Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử thì in chuyển đổi từ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gốc và ghi nội dung nêu trên vào bản in chuyển đổi để cung cấp cho người nộp thuế
Hướng dẫn tổ chức quyết toán thuế tncn ( thu nhập cá nhân)
2. Hồ sơ quyết toán thuế của tổ chức chi trả thu nhập
Mẫu biểu hồ sơ khai quyết toán được thực hiện theo Thông tư 80/2022/TT-BTC ngày 29/9/2022 của Bộ Tài Chính
Đối với đơn vị CHI TRẢ THU NHẬP
- Tờ khai quyết toán mẫu số 05/QTT-TNCN.
- Bảng mẫu số 05-1/BK-TNCN (Bảng chi tiết Cá nhân thuộc diện tính thuế theo biêu lũy tiến từng phần);
- Bảng kê 05-2/BK-TNCN (Bảng kê chi tiết Cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần);
- Bảng kê 05-3/BK-TNCN (Bảng kê thông tin người Phu thuộc giảm trừ gia cảnh)
3. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN
Châm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ ba từ ngày kết thúc năm dương lịch (Ngày 31/03)
4. Nơi quyết toán thuế TNCN
ĐỐI VỚI NƠI CHI TRẢ THU NHẬP
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nôp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi Tổ chức đóng trụ sở chính.
- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nôp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi Tổ chức đóng trụ sở chính.
- Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoai giao, Tổ chức quốc tế, Vän phòng đại diện có các Tổ chức nước ngoài nôp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi Tổ chức đóng trụ sở chính
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage DVKT MAI THANH
Xem tư vấn kế toán nhiều hơn tại mục TƯ VẤN KẾ TOÁN
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
CÂU HỎI GIẢI ĐÁP VỀ THUẾ TNCN
Giải đáp các vướng mắc liên quan khấu trừ thuế TNCN và đối tượng quyết toán thuế TNCN
Câu hỏi: Năm 2021 tôi có thu nhập 02 nơi : 01 là tại NHTMCP Hàng Hải và từ T06/2021 tôi làm việc tại NHTMCP Phương Đông . Tôi đã tự quyết toán thuế nhưng đến nay chưa nhận được tiền hoàn thuế TNCN 2021 . Vậy cho tôi hỏi liên hệ như thế nào , với ai để hỏi về vấn đề này , khi nào thì tôi mới nhận được tiền hoàn thuế 2021. ( Tôi đã kê khai thuế rồi và có nhận được tin nhắn nhận và báo số tiền được hoàn của bên thuế rồi )
Trả lời:
Trường hợp bạn đã có thông báo của cơ quan thuế hồ sơ của bạn đã được hoàn thuế nhưng chưa nhận được tiền hoàn thuế thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan thuế nơi bạn nộp hồ so quyết toán thuế để được hướng dẫn chi tiết đối với số tiền hoàn thuế của bạn
Câu hỏi: Công ty chúng tôi nộp tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu số 05/KK-TNCN theo quý, tổng tiền lương của 4 quý cộng lại không khớp với tờ khai QTT TNCN 2022 thì có phải nộp lại tờ khai quý không ạ. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, về nội dung khai bổ sung hồ sơ khai thuế tại Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn như sau:
“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có)….”
Câu hỏi: Tôi có phát sinh đóng thuế TNCN năm 2021 (trường hợp được hoàn thuế) nhưng chưa quyết toán. Năm 2022 tôi không phát sinh thuế TNCN. Mã số thuế tôi đang ở CCT quận 1 quản lý, nơi thường trú ở Ninh Kiều, Cần Thơ. Vậy tôi tự nộp hồ năm 2023 tôi quuyết toán như thuế nào và nộp tại CQT nào?
Trả lời:
Câu hỏi của Bạn thiếu thông tin về nguồn thu nhập. Tuy nhiên, Bạn căn cứ hướng dẫn sau đây thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2021 của Bạn và để xác định cơ quan thuế Bạn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Điều 28 Thông tư số 111/ 2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định
“1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
4. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.”
– Điểm b, Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“b) Cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này bao gồm:
b.1) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thi cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm. Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.
b.2) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.”
Câu hỏi: Trong năm 2022 tôi có làm việc tại Hà Nội, đến tháng 2/2023 tôi về Thái Bình làm việc. Công ty trên Hà Nội chưa quyết toán thuế cho tôi, nên tôi phải tự quyết toán trực tiếp. Vậy Tổng Cục Thuế cho tôi hỏi, khi quyết toán thuế TNCN thì tôi sẽ thực hiện trên Hà Nội hay Thái Bình? Xin chân thành cảm ơn
Trả lời:
Về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN, điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau:
“8. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc loại phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế như sau:
…
b) Cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này bao gồm:
b.1) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thi cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm. Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.
b.2) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.”
Theo quy định nêu trên, trong trường hợp tại thời điểm quyết toán thuế TNCN bạn đang làm việc và giảm trừ bản thân tại tổ chức trả thu nhập ở Thái Bình, thì bạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2022 tại cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập ở Thái Bình.
Câu hỏi: Doanh nghiệp của chúng tôi có chi nhánh hoạt động độc lập, hiện tại trong năm 2022 số lao động của chi nhánh đã chuyển làm việc từ chi nhánh sang công ty vậy công ty và chi nhánh công ty tiến hành QT thuế TNCN cho người lao động thế nào? tại thời điểm 31/12/2022 toàn bộ nlđ đã chuyển sang làm cho Công ty vậy chi nhánh có phải tiến hành nộp QTT TNCN không khi NLĐ đã uỷ quyền cho Công ty quyết toán thuế
Trả lời:
Căn cứ điểm d.1 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới mà tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Như vậy, nếu doanh nghiệp bạn phát sinh trường hợp người lao động điều chuyển trong cùng hệ thống theo quy định trên thì tổ chức mới (Công ty) có trách nhiệm QTT theo ủy quyền của cá nhân.
– Đối với tổ chức cũ: Chi nhánh quyết toán thuế TNCN phải kê khai thu nhập của cá nhân đã nhận tại chi nhánh và thuế đã khấu trừ trên Phụ lục bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN (không đánh dấu chỉ tiêu ủy quyền quyết toán) và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân.
– Đối với tổ chức mới: Công ty quyết toán thuế TNCN có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN khi cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Công ty (tổ chức mới) phải tổng hợp thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân (bao gồm tại cả tổ chức cũ và tổ chức mới) tại Phụ lục bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN (có đánh dấu chỉ tiêu ủy quyền quyết toán đối với cá nhân đã ủy quyền)
Câu hỏi: Kính gửi anh/chị! công ty tôi là doanh nghiệp nhà nước. trong năm có quyết định khen thưởng chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, khoản chi từ quỹ khen thưởng của Công ty. vậy khoản tiền thưởng này có tính thuế TNCN không ạ.
Trả lời:
Điểm e, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điểm e, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã quy định cụ thể các khoản khoản tiền thưởng được trừ khi tính thuế TNCN. Do câu hỏi của bạn chưa rõ ràng đề nghị bạn đối chiếu quy định nêu trên với khoản tiền thưởng chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, khoản chi từ quỹ khen thưởng của Công ty để xác định TNCT khi tính thuế TNCN theo đúng quy định.
Câu hỏi: Năm 2022, Em làm tại 1 công ty, nhưng từ tháng 1-3 Em ký Hợp đồng cộng tác, từ tháng 4-12 Em ký Hợp đồng lao động, Vậy Em có được uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức không?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa rõ ràng. Căn cứ tiết d2 và d3 điểm d, khoản 6 Điều 6, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại Công ty và thực tế đang làm việc tại Công ty tại thời điểm quyết toán và thuộc diện khấu thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, đồng thời có một nguồn thu nhập khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và thuộc diện khấu trừ trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này thì được ủy quyền quyết toán cho Công ty. Trường hợp cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế với phần thu nhập này hoặc phần thu nhập này trên 10 triệu đồng thì cá nhân phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN.
Câu hỏi: Trong năm là hộ kê khai có trả thu nhập cho người lao động, kết thúc năm tôi có phải nộp quyết toán thuế TNCN không?
Trả lời:
– Căn cứ khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012 quy định:
“6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế; …”
– Căn cứ điềm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
Theo đó, trường hợp Hộ kê khai chi trả thu nhập cho NLĐ thì khi kết thúc năm, Hộ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân nếu cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập và có ủy quyền quyết toán thuế.
Câu hỏi: 1. NLĐ làm việc duy nhất tại DN trong năm và đến tháng 2.2023 nghỉ việc thì có được ủy quyền cho DN QTT cho năm 2022 ko? 2. Với những người phụ thuộc đã đăng ký từ trước thì theo quy định mới có bắt buộc phải cập nhật theo CCCD không hay chỉ những người phụ thuộc đăng kí mới mới cần thực hiện?
Trả lời:
Câu 1. Tại điểm d.2, khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:
“Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”
Căn cứ quy định nêu trên, đối với trường hợp cá nhân đã nghỉ việc từ tháng 02.2023 thì nếu doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán thuế TNCN thì cá nhân không thuộc diện được ủy quyền quyết toán.
Câu 2. Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 10 TT số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn:
“3. Người nộp thuế là cá nhân quy định tại Điểm k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thay đổi thông tin đăng ký thuế của bản thân và người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp) nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập hoặc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (trường hợp cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập) như sau:
a) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu nhập, gồm: Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó) và bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc.
Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH- TCT hoặc mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi”.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp NNT có thay đổi thông tin đăng ký thuế của bản thân và người phụ thuộc thì phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế.
Câu hỏi: Xin hỏi cơ quan thuế 2 câu hỏi:
1. Trường hợp người nước ngoài về nước, khi tự tính quyết toán thuế và không phát sinh nợ thuế TNCN thì có bắt buộc phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế trước khi về nước hay không. Thủ tục quyết toán thuế trước khi về nước của NNN có thực hiện online đc ko hay phải làm trực tiếp.
2. Trường hợp người nước ngoài X nghỉ việc tại công ty A và chuyển sang công ty B vào giữa năm (tháng 2.2022) thì trong kỳ quyết toán thuế 2022, công ty A chỉ cần kê khai và xuất chứng từ thuế cho người nước ngoài X hay cần làm thêm thủ tục gì khác. xin TCT hướng dẫn
Trả lời:
– Căn cứ quy định tại điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài đã đăng ký và được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử thì cá nhân có thể kê khai quyết toán thuế TNCN trực tuyến.
– Theo quy định tại điểm d.1 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì Công ty A có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN trong năm tính thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Câu hỏi: Kính chào cơ quan thuế, cho tôi hỏi ” Số thuế TNCN xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế TNCN và không xác định lại khi quyết toán thuế TNCN…”.Vậy có nghĩa khi quyết toán TNCN năm 2022 tổng số thuế TNCN đã khấu trừ bằng 0 hay bẳng tổng số thuế TNCN đã phân bổ và nộp trong năm? Nếu bằng tổng số thuế TNCN đã phân bổ và nộp trong năm có những trường hợp là nộp thừa thuế TNCN thì sẽ được xử lý như thế nào ạ. Rất kính mong được Tổng cục thuế trả lời. Trân trọng!
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 3, Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, phân bổ nghĩa vụ thuế là việc người nộp thuế khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.
Tại điểm a.1 khoản 3 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn: “… Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
Tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.”
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty bạn có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì khi thực hiện quyết toán thuế, doanh nghiệp không thực hiện xác định lại số thuế TNCN đã phân bổ trong năm tại các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh này. Tại chỉ tiêu số [31] Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ, công ty kê khai tổng số thuế TNCN thực tế đã khấu trừ của cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công (bao gồm cả số thuế đã khấu trừ được kê tại Phụ lục Bảng kê 05-1/PBT-KK-TNCN) trong năm tính thuế .
Câu hỏi: Xin hỏi thời hạn tối đa để nộp thuế TNCN của năm 2022 là bao nhiêu ngày? Trường hợp thủ tục thanh toán hợp đồng 2022 đến tháng 3/2023 mới thực hiện thì phương án nộp thuế TNCN như thế nào là đúng quy định?
Trả lời:
– Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN như sau:
+ Đối với tổ chức trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
+ Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
+ Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định của Bộ luật Dân sự.
-Căn cứ điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN như sau:
“Điều 55. Thời hạn nộp thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
…2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.”
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế TNCN 2022 được xác định như sau:
+ Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chậm nhất là ngày 31/3/2023
+Và đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và nộp thuế chậm nhất là ngày 04/5/2023 (do thời hạn nộp hồ sơ trùng với ngày nghỉ lễ, do đó ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó).
– Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Theo đó, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người lao động. Do vậy, công ty sẽ tính thuế và khấu trừ, kê khai, nộp thuế tại thời điểm khi cá nhân thực nhận tiền lương, thưởng
Câu hỏi: Xin hỏi Tổng cục Thuế: Trường hợp người lao động cùng lúc có thu nhập thường xuyên trong năm ở cả Công ty chúng tôi và 1 công ty khác nữa, trường hợp này phải khấu trừ thuế tncn như thế nào cho đúng. Xin cảm ơn !
Trả lời:
Tại Điểm b.1, Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/ 2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp người lao động cùng lúc có thu nhập thường xuyên trong năm ở cả Công ty Bạn và 1 công ty khác nữa thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Hàng tháng hoặc hàng quý tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công kê khai Tờ khai thuế TNCN vào mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II, Thông tư 80/2021/TT-BTC và kê khai vào tờ khai 05/QTT-TNCN; Phụ lục Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN khi QTT TNCN.
Câu hỏi: Với người làm chưa tròn 12 tháng thì có uỷ quyền cho đơn vị quyết toán thuế TNCN được không
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm d2 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp nếu Bạn là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm thì Bạn ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Câu hỏi: Công ty thuộc lĩnh vực truyền tải và phân phối điện ( thủy điện ) trụ sở chính đặt tại TP Pleiku- Gia Lai, nhà máy thủy điện hoạt động tại Đăk Tô -Kom Tum . Trong năm 2022 có cá nhân phát sinh thu nhập từ tiền lương tiền công tại văn phòng điều hành và tại nhà máy hoạt động khác tỉnh- vậy cá nhân đó có phải là thuộc trường hợp phát sinh thu nhập hai nơi không ạ? Trân trọng!
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa có đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công tại văn phòng điều hành và tại nhà máy hoạt động. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại điểm d.1 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới mà tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Như vậy, đối với trường hợp trong năm 2022, cá nhân phát sinh thu nhập từ tiền lương tiền công tại văn phòng điều hành và tại nhà máy hoạt động khác tỉnh thì công ty cần làm rõ thu nhập từ văn phòng điều hành và thu nhập tại nhà máy khác tỉnh có phải là do cá nhân điều chuyển việc làm hay không? Nếu cá nhân điều chuyển việc làm trong cùng hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty. Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do cả văn phòng điều hành và nhà máy hoạt động khác tỉnh chi trả thì cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty.
Câu hỏi: Tổng cục Thuế cho tôi hỏi: Trong năm tôi có 01 nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công, tối đã bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Vậy tôi có bắt buộc phải ủy quyền quyết toán cho Công ty hay không. Tôi có thể tự quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý công ty không?
Trả lời:
– Tại tiết d.2 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”
Theo quy định nêu trên, Trong năm cá nhân có 01 nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công thì không bắt buộc phải ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức chi trả thu nhập.
– Về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN, điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau:
“8. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc loại phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế như sau:
…
b) Cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này bao gồm:
b.1) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thi cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm. Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.
b.2) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.”
Đề nghị bạn căn cứ vào quy định nêu trên để xác định nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN trong trường hợp trực tiếp quyết toán thuế TNCN.
Câu hỏi: Công ty tôi có một số cá nhân làm việc đến thời điểm 31/12/2022 nhưng ko có văn bản uỷ quyền quyết toán thì cơ quan tôi có được quyết toán thay cho các cá nhân ko có văn bản uỷ quyền hay không? Rất mong nhận được hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Theo quy định trên, công ty có trách nhiệm khai quyết toán thuế cho cá nhân làm việc tại Công ty và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền. Đối trường hợp cá nhân làm việc tại công ty đến 31/12/2022 nhưng không có văn bản ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2022 thì công ty kê khai thu nhập chịu thuế và số thuế đã khấu trừ của những cá nhân này tại hồ sơ quyết toán thuế của công ty tuy nhiên không đánh dấu chỉ tiêu ủy quyền quyết toán.
Câu hỏi: Người lao động đã nghỉ hưu, chuyển đơn vị, chấm dứt hợp đồng mà trong năm 2022 có thu nhập tại công ty thì khi quyết toán công ty có cần phải quyết toán cho những đối tượng đấy không? căn cứ
Trả lời:
Căn cứ điểm d, khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, đối với trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, chuyển đơn vị, chấm dứt hợp đồng, thì tại thời điểm doanh nghiệp quyết toán thuế TNCN cá nhân đó không làm việc tại doanh nghiệp nữa vì vậy cá nhân không thuộc diện được ủy quyền quyết toán.
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, công ty có trách nhiệm kê khai thu nhập chịu thuế và số thuế đã khấu trừ của những người lao động đã nghỉ hưu, chuyển đơn vị, chấm dứt hợp đồng tại hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN của công ty, tuy nhiên công ty không tích vào chỉ tiêu ủy quyền quyết toán đối với những trường hợp này.
Câu hỏi: Chi tiền trực ngày lễ, tết cho NLĐ có tính vào thu nhập chịu thuế không?Căn cứ
Trả lời:
Điểm i , Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
…i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.”
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động chi tiền trực ngày lễ, tết cho NLĐ theo đúng quy định của Bộ luật Lao động thì phần cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ được miễn thuế khi tính thuế TNCN của NLĐ theo quy định tại Điểm i , Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Câu hỏi: Công ty tôi có người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. do yêu cầu về thủ tục làm giấy phép lao động, chuyên gia phải đến VN trước thời điểm bắt đầu công tác khoản 1-2 tháng để xuất trình giấy tờ tùy thân làm thủ tục theo quy định của VN. Thời gian ở VN trong chuyến đi này chỉ khoản 10 ngày rồi về nước, công ty tôi không chi trả bất cứ thu nhập và chi phí nào trong giai đoạn này cho chuyên gia, trừ chi phí làm visa và giấy phép lao động. Đến khi giấy phép lao động được ban hành thì chuyên gia mới chính thức đến VN để cư trú lâu dài và làm việc. Với tình trạng này, chuyên gia được xem là đối tượng cư trú thuế trong năm 2022. Như vậy thì chuyên gia trên phải kê khai thuế TNCN từ lúc nào, từ ngày đầu tiên đến VN hay ngày bắt đầu chính thức có giấy phép lao động để làm việc.
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm 1a Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính: một trong các điều kiện để xác định cá nhân cư trú là việc có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục, kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN. Như vậy, thời điểm ngày đầu tiên đến VN là căn cứ để xác định tình trạng cư trú của chuyên gia.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với TN từ tiền lương, tiền công là thời điểm Tổ chức trả thu nhập cho người LĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 NĐ 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ. Công ty thực hiện kê khai thuế TNCN cho chuyên gia tại thời điểm trả thu nhập cho chuyên gia.
Câu hỏi: Công ty có chi tiền Tiền hỗ trợ Covid 19 cho Người lao động mắc Covid 19 có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?Căn cứ điều nào, khoản nào trong luật thuế TNCN
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa có đủ thông tin về khoản tiền hỗ trợ Covid 19 mà công ty trả cho người lao động mắc Covid 19. Tuy nhiên, liên quan đến nội dung câu hỏi của bạn, Tổng cục Thuế đã có công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021.
Theo hướng dẫn tại công văn trên, đối với các khoản chi phí cách ly y tế do dịch Covid – 19 ở trong nước và tại nước ngoài đối với trường hợp đi công tác tại nước ngoài (chi phí tiền ăn, tiền ở; chi phí xét nghiệm Covid – 19; chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc từ nơi phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế; chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế; …) để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các khoản chi phí xét nghiệm Covid – 19 hoặc mua kit xét nghiệm Covid – 19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc và các chi phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi thuế thu nhập doanh nghiệp và không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Câu hỏi: Trong năm 2022 tôi có thu nhập duy nhất tại công ty A nhưng không uỷ quyền quyết toán cho công ty A thì khi làm hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2022, tôi sẽ nộp hồ sơ quyết toán cho cơ quan thuế nào?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa rõ về thu nhập duy nhất của bạn tại Công ty A là thu nhập từ tiền lương, tiền công hay thu nhập khác, có ký hợp đồng lao động hay không ký hợp đồng lao động….Vì vậy, đề nghị nghiên cứu quy định tại Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để thực hiện.
Câu hỏi: Công ty chúng Tôi là Công ty TNHH một thành viên, đóng trụ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng Tôi có trả lương cho giám đốc cũng là chủ sở hữu công ty. Vậy thì tiền lương của giám đốc có phải quyết toán thuế TNCN hay không. Xin cảm ơn Tổng cục Thuế.
Trả lời:
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động quy định về tiền lương như sau: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận…”.
Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì: “2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động,…”
Theo các quy định trên, khoản tiền của Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên nhận được do chính bản thân Tổng giám đốc (chủ sở hữu Công ty) chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Do đó, không phải quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập nhận được trong trường hợp này.
Câu hỏi: Tối có thu nhập từ 02 Công ty. Tại Công ty A, Tôi có ký Hợp đồng lao động chính thức, Công ty khấu trừ thuế TNCN biểu luỹ tiến từng phần; Tại Công ty B, Công ty đã khấu trừ 10% trên TN. Vậy tôi có phải thuộc diện Ủy quyền QT thuế TNCN hay không ?
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên mà không đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán theo quy định thì phải trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công ủy quyền QTT cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập trong trường hợp: cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Theo đó, nếu thu nhập vãng lai tại Công ty B của bạn bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% mà Bạn không có yêu cầu QTT đối với phần thu nhập này thì Bạn ủy quyền quyết toán cho Công ty A nơi Bạn ký hợp đồng lao động chính thức.
Câu hỏi: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng, công ty chi trả tiền công là 3 triệu/lần, cá nhân có làm cam kết (Mẫu 08/CK-TNCN) chỉ có duy nhất thu nhập do công ty chi trả và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế, công ty không khấu trừ 10% thuế TNCN. Vậy công ty có phải chịu trách nhiệm nộp thuế bổ sung là 10% nếu cam kết của cá nhân là không đúng hay không?
Trả lời:
Trường hợp Cá nhân cư trú không ký hợp đồng, công ty chi trả tiền công là 3 triệu/lần, cá nhân đã làm cam kết (Mẫu 08/CK-TNCN) chỉ có duy nhất thu nhập do công ty chi trả và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế, công ty không thực hiện khấu trừ 10% thuế TNCN.
Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế
Câu hỏi: Xin hỏi Tổng cục Thuế, Công ty chúng tôi trả lương vào ngày 10 của tháng sau. Các khoản tiền thưởng như lương tháng 13, phép năm của năm trước được trả vào tháng 1 của năm sau. Kính mong Tổng Cục Thuế hướng dẫn giúp chúng tôi điều chỉnh, kê khai và quyết toán thuế TNCN 2021 đúng theo quy định. Trân trọng Cảm ơn.
Trả lời:
Theo quy định pháp luật thuế TNCN tính thuế TNCN căn cứ thời điểm thực nhận. Do vậy, khi cá nhân thực nhận tiền tại thời điểm nào sẽ tính thuế tại thời điểm đó. Theo đó, Công ty anh chị tính thuế tại thời điểm cá nhân thực nhận các khoản lương, thưởng…
Câu hỏi: Xin hỏi Tổng cục Thuế: Doanh nghiệp chúng tôi không có đối tượng nào phải nộp thuế TNCN. Vậy, Doanh nghiệp Chúng tôi cần phải làm báo cáo quyết toán thuế TNCN như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ điềm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế…”.
Theo đó, DN vẫn phải thực hiện kê khai đầy đủ, tổng thu nhập chịu thuế và các chỉ tiêu liên quan trên Tờ khai QTT 05/QTT-TNCN; Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN; Phụ lục Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN khi QTT TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Giải đáp các vướng mắc liên quan đến giảm trừ gia cảnh
Câu hỏi: Đăng ký người phụ thuộc: Công ty tôi có 1 cá nhân có người phụ thuộc là con sinh năm 2012 đã đăng ký giảm trừ NPT với cơ quan thuế từ năm 2014 nhưng kế toán khi đăng ký thì ghi nhầm thời gian giảm trừ chỉ đến tháng 01/2020. Vậy nên cơ quan thuế báo đã ngưng không hợp lệ người phụ thuộc này. Hiện tại khi tôi đăng ký người phụ thuộc lại cho cá nhân này vào năm 2022 thì hệ thống báo lỗi Trùng thông tin giấy tờ tùy thân. Vậy tôi có thể tiếp tục kê khai người phụ thuộc này được không ạ?
Trả lời:
Trường hợp này NNT đã đăng ký NPT và NPT đã được cấp MST nên không phải đăng lý lại MST của NPT. Để tiếp tục kê khai người phụ thuộc này bạn khai thông tin tại Bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh
Câu hỏi: Xin chào Tổng cục thuế! Anh chị cho em hỏi trường hợp cán bộ mới chuyển đến trong cùng hệ thống đơn vị, Thì thời gian tính giảm trừ gia cảnh tại đơn vị mới là từ thời gian nào nếu quyết định điều chuyển công tác về đơn vị mới à 11/09/2022. Và ngược lại nếu cán bộ tại đơn vị mà chuyển đi công tác tại đơn vị mới trong cùng hệ thống từ ngày 11/09/2022 thì tại đơn vị cũ tính giảm trừ gia cảnh từ thời gian nào nếu lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân đó. Em cảm ơn!
Trả lời:
Tại Điểm c, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định
“c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.”
Tại Điểm d.1 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Theo đó, cá nhân được giảm trừ gia cảnh cho bản thân đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế; người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh theo tháng, kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế. Trường hợp người lao động điều chuyển trong cùng hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm QTT theo ủy quyền của cá nhân.
Câu hỏi: Tôi xin hỏi như sau:
1. 1 người lao động có thu nhập nhiều nơi thì có thể đăng ký giảm trừ bản thân tại bất cứ công ty nào hay phải đăng ký giảm trừ bản thân tại công ty tham gia bảo hiểm xã hội?
2. 1 người lao động có thu nhập nhiều nơi thì có 2 người con làm người phụ thuộc thì có thể đăng ký mỗi công ty 1 người phụ thuộc được không? hay bắt buộc chỉ đăng ký người phụ thuộc tại 1 công ty?
3. Người phụ thuộc là cha mẹ đã hết tuổi lao động thì có cần giấy xác nhận là cha mẹ không có thu nhập không? và có cần có xác nhận người lao động đang nuôi cha mẹ không?
Trả lời:
1. Căn cứ quy định tại tiết c.1.1 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ cho bản thân tại một nơi.
Theo quy định nêu trên, người lao động có thu nhập nhiều nơi thì có thể lựa chọn đăng ký giảm trừ cho bản thân tại một công ty (không yêu cầu là tại công ty tham gia bảo hiểm xã hội).
2. Căn cứ tiết c.2, điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định và mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
Theo đó, cá nhân được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đối với mỗi NPT tại một tổ chức chi trả thu trong năm tính thuế kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi thực hiện QTT và đăng ký NPT theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Đối với người phụ thuộc là cha mẹ đã hết tuổi lao động, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc được thực hiện theo quy định tại điểm g.3 khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Câu hỏi: Kính chào Anh chị tại Tổng cục Thuế, Tôi xin hỏi: Công ty tôi mới đi vào hoạt động T9/2022. Người lao động hưởng lương 4 tháng tại Công ty, các tháng trước hưởng lương nơi khác. Vậy xin hỏi người lao động có được uỷ quyền quyết toán không và thời gian giảm trừ gia cảnh là mấy tháng?
Trả lời:
Theo quy định tại tiết d.2, điểm d, khoản 6, điều 8 nghị định 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Theo đó, đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên trong năm, trừ trường hợp cá nhân có thu nhập vãng lai ở nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% thì có thể ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, các trường hợp khác mà cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên phải trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế.
Căn cứ tiết c.1, điểm c, khoản 1 , Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi vả trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Câu hỏi: Tôi đăng ký người phụ thuộc giảm trừ – là bổ đẻ tôi, Nhưng cơ quan thuế trả lời: bố tôi đang là hộ kinh doanh cá thể đứng đầu nên thu nhập của bố chắc chắn trên 1tr/tháng nên không được làm giảm phụ thuộc. Trong khi trước đó, chồng tôi vẫn đăng ký giảm trừ người phụ thuộc là bố tôi, giờ chồng tôi không đăngký nữa để cho tôi, thì cơ quan thuế nơi cty tôi đăng ký laij không làm cho tôi. trường hợp này tôi có được đăng ký giảm trừ NPT là bố tôi ko
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/ 2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“d) Người phụ thuộc bao gồm:
…
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
…
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…)….”
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, Bố Bạn là người phụ thuộc của Bạn phải đáp ứng các điều kiện tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/ 2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp cụ thể, Bạn liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.
Câu hỏi: Xin giải đáp về Tờ khai đăng kí người phụ thuộc cho tổ chức (t/h người lao động từ cơ quan khác chuyển đến và đã có mã số thuế người phụ thuộc) Tại cơ quan mới, cách LÀM tờ khai đăng kí người phụ thuộc cho tổ chức theo mẫu nào? Cách NỘP và thời gian quy định nộp tờ khai đăng kí người phụ thuộc dành cho tổ chức?
Trả lời:
DN thực hiện đăng ký NPT theo hướng dẫn tại điểm 10 khoản 1 Điều 7 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, cụ thể:
“10. Đối với người phụ thuộc theo quy định tại Điểm l Khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:
a) Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm: Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài).
Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
b) Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại Khoản 9 Điều này. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
….”
Câu hỏi: Người phụ thuộc là Cha ruột quá tuổi lao động từ tháng 5/2022 nhưng tháng 1/2023 mới nộp giấy xác nhận nuôi dưỡng thì có được tính giảm trừ gia cảnh lại cho năm 2022 không
Trả lời:
Căn cứ điểm c.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế TNCN và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, đối với người phụ thuộc là cha ruột ngoài độ tuổi lao động thì người phụ thuộc phải đáp ứng điều kiện không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp người phụ thuộc là cha ruột đáp ứng điều kiện theo quy định nêu trên và bạn đã đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc là cha ruột thì khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2022 bạn được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cha ruột kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Câu hỏi: Cty có nhận hồ sơ giảm trừ gia cảnh của NLĐ và hàng năm vẫn đăng ký giảm trừ cho NLĐ 2 NPT. Năm 2022 cty vẫn giảm trừ cho NLĐ 2 NPT (giảm trừ 2 NPT và đã thanh toán lương). Tuy nhiên lúc cty gửi tờ khai 02TH đăng ký NPT thì kết quả trả về 1 NPT của NLĐ đã chuyển sang đăng ký cho người thân khác (trong năm 2022 NLĐ không hề báo lại công ty về thay đổi NPT). Trường hợp này cty có cần khai bổ sung lại các tờ khai 05KK-TNCN tháng trong năm không ạ? Hay tổng hợp sửa lại (sửa về 1 NPT) trên tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp bổ sung thuế TNCN thiếu là được ạ?
Trả lời:
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, tổ chức trả thu nhập chịu thuế có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập theo đúng hướng dẫn tại Điều 25, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính. Trường hợp khi khai quyết toán thuế nếu tổng TNCT, thuế TNCN đã khấu trừ có phát sinh chênh lệch với số đã khấu trừ hàng tháng/quý trong năm thì người nộp thuế cần kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân chênh lệch; trường hợp chênh lệch do kê khai sai, khai sót hoặc khấu trừ thiếu trong kỳ kê khai tháng, quý trong năm thì người nộp thuế thực hiện giải trình khai bổ sung hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 4, Điều 7, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Bộ Tài chính.
Câu hỏi: Kính gửi Tổng Cục Thuế , đơn vị có 2 câu hỏi như sau:
1/ quy định giấy tờ để đăng ký người phụ thuộc trên 18 đang là sinh viên.
2/ trường hợp người lao động làm việc dưới 5 ngày trong tháng thì khi kê khai thu nhập chịu thuế có được giảm trừ 11tr cho bản thân không ạ?
Trả lời:
1. Trường hợp người nộp thuế có người phụ thuộc là con trên 18 tuổi đang theo học bậc Đại học thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 20/12/2022 Bộ Tài chính.
2. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính như sau:
“Điều 9. Các khoản giảm trừ
…
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
…
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
…”
Theo đó, trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính giảm trừ một lần vào tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
Câu hỏi: Năm 2022, tôi có làm việc và đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại Công ty A do Cục Thuế B quản lý. hiện nay tôi đã nghỉ việc và ko làm ở cơ quan chi trả nào nữa. Giờ tôi muốn cắt giảm người phụ thuộc thì tôi sẽ nộp hồ sơ tại cục thuế B hay chi cục thuế nơi tôi cư trú. Xin cảm ơn
Trả lời:
Cá nhân muốn thay đổi thông tin NPT thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 105/2020/TT-BTC cụ thể: “3. Người nộp thuế là cá nhân quy định tại Điểm k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thay đổi thông tin đăng ký thuế của bản thân và người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp) nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập hoặc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (trường hợp cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập) như sau:
a) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu nhập, gồm: Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó) và bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc.
Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH- TCT hoặc mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi”.
Câu hỏi: Kính gửi Tổng cục Thuế, Từ năm 2015 đến nay, tôi có nhiều nguồn thu nhập trong năm, thuộc diện tự quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên, tôi chưa thực hiện quyết toán. Tôi có 03 người phụ thuộc là cha, mẹ và con nhưng tôi chưa từng đăng ký với cơ quan thuế. Vậy bây giờ tôi đi quyết toán thuế có được đăng ký 03 người phụ thuộc của mình không và có được tính giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc từ năm 2015 đến nay không? Mong sớm nhận được hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ điểm c.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế TNCN và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC (các cá nhân không nơi nương tựa khác mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng) thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế đó, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Theo quy định nêu trên, về đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, bạn có thể đăng ký khi trực tiếp quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên, đối với người phụ thuộc thuộc trường hợp tại tiết d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thời hạn đăng ký là ngày 31/12 của năm tính thuế đó, nếu quá thời hạn thì bạn không được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc này cho năm tính thuế đó.
Về tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, trong trường hợp bạn đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì bạn được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi thực hiện quyết toán thuế TNCN.
Câu hỏi: Trong năm 2022, tôi chỉ đi làm 4 tháng đầu năm sau đó mất việc và hiện tôi vẫn chưa tìm được việc làm. Tôi có 2 NPT đã đăng ký giảm trừ thành công tại công ty làm việc 4 tháng đầu năm. Khi làm Quyết toán thuế TNCN năm 2022, – Tôi có phải tự đăng ký lại NPT cho giai đoạn 8 tháng thất nghiệp để được tính giảm trừ gia cảnh đủ 12 tháng không ? – Nếu phải tự đăng ký lại, thủ tục đăng ký NPT sẽ nộp vào cơ quan quản lý nào, nơi tôi nộp hồ sơ QT thuế TNCN 2022 hay cơ quan thuế nào khác ? – Tôi đã có tài khoản thuế trực tuyến vậy hồ sơ đăng ký NPT có thể nộp qua tài khoản trực tuyến, không cần phải mang hồ sơ giấy đến làm việc ở cơ quan thuế được không ?
Trả lời:
Tại Điểm c, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
…
h.2.1.1.2) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. …”
Theo đó, trường hợp của Bạn, Bạn đã đăng ký người phụ thuộc thành công, nếu không có thay đổi do tăng, giảm người phụ thuộc thì không thực hiện khai bổ sung thông tin người phụ thuộc.
Anh Chị chọn “Đăng ký thuế” chọn “Kê khai tờ khai 02TH” hoặc “Nộp tờ khai 02TH từ HTKK” để khai “Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” và khai thông tin NPT
Câu hỏi: Người phụ thuộc trên 18 tuổi, học Đại Học ngoài khai sinh cần có giấy tờ gì thêm để chứng minh đang học hay không Cảm ơn và trân trọng kính chào./.
Trả lời:
Tại Điểm d Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“d) Người phụ thuộc bao gồm:
…
d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 20/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành quy định:
g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
…
g.1.2)Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có).
g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
g.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh.
g.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề….”
Theo đó, nếu Bạn là người phụ thuộc trên 18 tuổi, đang theo học bậc Đại học thì ngoài Bản chụp Giấy khai sinh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc kèm theo Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học.
Câu hỏi: Thời hạn đăng ký người phụ thuộc cho quyết toán năm 2022 là bao giờ? Cụ thể từng trường hợp với người phụ thuộc là con và bố mẹ
Trả lời:
Tại điểm c.2.1,c.2.2, c.2.3, Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó….”
Theo đó, nếu Bạn đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì trong năm tính thuế năm 2022, Bạn chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là Con và Bố mẹ thì được đăng ký để tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi Bạn thực hiện quyết toán thuế.
Câu hỏi: TCT cho e hỏi, trường hợp cá nhân A là con được đăng ký là người phụ thuộc cho NNT B từ tháng 01/2022-10/2022. từ tháng 11/2022 thì cá nhân A đi làm chuyển MST từ NPT sang MST cá nhân. Vậy khi quyết toán thuế TNCN 2022 cá nhân A được giảm trừ cho bản thân 2 tháng (11,12/2022) hay cả năm 2022. E cám ơn
Trả lời:
Tại Khoản h.2.1.1.2, Điểm 1 Điều 9 Thông tư số Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định về đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:
“Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. ..”
Theo đó, trường hợp của Bạn, cá nhân B khi thay đổi về người phụ thuộc A thì phải thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; và cá nhân A được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng thay đổi, với điều kiện cá nhân thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.
Câu hỏi: Xin hỏi, anh A làm việc tại công ty từ tháng 3/2022 đến nay, ký HĐLĐ 3 năm, tháng 12/22 và tháng 1/23 anh A đăng ký NPT là 2 con, thời gian tính giảm trừ trên đăng ký là 01/2022. Lương anh A nhận được năm 2022 của tháng 3 đến tháng 11/22; lương tháng 12 trả năm 2023. Cuối năm anh A không đủ điều kiện quyết toán.Vậy: Số tháng tính giảm trừ gia cảnh và NPT và Khoản giảm trừ Bảo hiểm đã đóng của anh A tính trên 10 tháng làm việc (3-12) hay tính trên số tháng nhận lương (3-11)
Trả lời:
Điểm c, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
…
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.”
…
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
…
d) Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
đ) Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay)”.
Căn cứ các quy định nêu trên:
Đối với khoản giảm trừ cho bản thân Bạn: Bạn chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế năm 2022.
Đối với khoản giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 2 con của bạn: Bạn chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc ( với điều kiện bạn đã đăng ký thuế và có mã số thuế).
Đối với khoản đóng góp bảo hiểm: căn cứ vào xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp; khoản đóng góp bảo hiểm được trừ vào thu nhập chịu thuế.
Câu hỏi: Tôi nghỉ việc công ty vào tháng 5/2022 và sau đó không làm việc ở đâu cả. Công ty tự ý gửi đăng ký kết thúc giảm trừ người phụ thuộc của tôi (cha mẹ, con cái) vào tháng 5/2022. Tôi nộp quyết toán thuế TNCN vào đầu tháng 3/2023 kê khai giảm trừ người phụ thuộc đủ 12 tháng. Sau đó được Cơ quan thuế thông báo người phụ thuộc đã bị kết thúc giảm trừ vào tháng 5/2022. Xin cho tôi hỏi: – Công ty có được tự ý kết thúc giảm trừ người phụ thuộc của tôi không – Thời điểm hiện tại chưa đến thời hạn nộp quyết toán (chưa đến ngày cuối tháng 4/2023), tôi đã nộp tờ khai quyết toán trước đó rồi. Bây giờ tôi có được đăng ký lại cho người phụ thuộc từ tháng 6/2022 hay không?
Trả lời:
Căn cứ điểm h.2.1.1.2, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 quy định về đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc thì:
“Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế”.
Điểm c.2.4 Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 quy định:
“Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.”
Theo đó, mối người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp, Bạn có thay đổi về thông tin người phụ thuộc thì bạn khai bổ sung thông tin ( bao gồm trường hợp tăng, giảm người phụ thuộc) và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế nếu bạn thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế. Do đó, trường hợp này của Bạn, Bạn liên hệ với tổ chức trả thu nhập để làm rõ.
- Giải đáp vướng mắc liên quan đến mã số thuế.
Câu hỏi: Xin hỏi: Khi DN đăng ký Người phụ thuộc là con đẻ hoặc mẹ đẻ nhưng 2 người này đã có MST nên Hệ thống báo trùng MST . Vậy tôi chỉ cần nhập MST Người phụ thuộc đã có vào Báo cáo QT thuế TNCN để khấu trừ bình thường thôi phải không ạ?
Trả lời:
Trường hợp NPT đã được cấp mã số thuế thì người nộp thuế dùng mã số thuế của NPT đã được cấp để thực hiện kê khai giảm trừ thuế TNCN.
Câu hỏi: Tôi muốn tự thay đổi thông tin đăng ký thuế mã số thuế cá nhân từ chứng minh thư sang căn cước công dân không qua cơ quan chi trả thì tôi nộp hồ sơ gì và ở cơ quan thuế nào?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc hội “2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.”
Địa điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 105/2020/TT-BTC .
Câu hỏi: Công ty chúng tôi có một số người phụ thuộc của người nộp thuế có 2 mã số thuế, chúng tôi cần làm gì để hủy bỏ 1 mã số thuế.
Trả lời:
Trường hợp NPT có 02 mã số thuế bị trùng nhau thì NNT phải thực hiện chấm dứt 01 mã số thuế của NPT được cấp sau và chỉ sử dụng mã số thuế được cấp đầu tiên để thực hiện kê khai nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
Quy định và thủ tục chấm dứt hiệu lực MST thực hiện tại Điều 39 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 14 Thông tứ số 105/2020/TT-BTC
Câu hỏi: Tôi có 2 MST, 1 mã theo CMND và 1 mã theo CCCD, mã theo CCCD thì có đăng ký NPT. Công ty quyết toán cho tôi theo mã CCCD. Vậy tôi có phải thực hiện đóng MST theo CCCD kia không? Còn NPT theo MST của CCCD thì xử lý thế nào?
Trả lời:
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 30, khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ; Căn cứ Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì cá nhân đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi có phát sinh thay đổi thông tin về Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân dẫn đến thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế, khi thay đổi thông tin Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân (dẫn đến thay đổi thông tin đăng ký thuế) của cá nhân thì cá nhân phải khai báo với cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và gửi hồ sơ thông tin thay đổi của các cá nhân ủy quyền đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần trong năm, chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế (do sử dụng Chứng minh nhân dân 9 số và Căn cước công dân 12 số để đăng ký) thì ưu tiên giữ lại MST đã cấp trước hoặc MST đang dùng để kê khai, nộp thuế.
Câu hỏi: Công ty tôi có nhiều trường hợp NLĐ có 2 mã số thuế, 1 mã theo số CMT cũ, 1 mã theo CCCD. Vậy cho tôi hỏi giờ tôi dùng MST nào để kê khai cho NLĐ khi quyết toán thuế TNCN cuối năm? Xin cảm ơn và mong hồi đáp
Trả lời:
Tại điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định: “b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;”
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp cá nhân có 02 mã số thuế thì NNT phải thực hiện chấm dứt hiệu lực của 01 MST. Khi chấm dứt MST thì NNT ưu tiên giữ lại MST đã cấp trước hoặc MST đang dùng để kê khai, nộp thuế.
Câu hỏi: Dạ Tổng Cục Thuế cho em hỏi vấn đề là năm 2017 em được cấp mã số thuế tra cứu theo cmnd, nhưng vừa qua em đã được làm căn cước công dân và bị thu lại cmnd huỷ theo quy định, giờ nếu em xuất chứng từ thuế theo cmnd thì có vấn đề gì không ạ
Trả lời:
Trường hợp người nộp thuế có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (trường hợp cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập), Hồ sơ được quy định theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 105/2020/TT-BTC
Câu hỏi: Hiện tại tôi đang cư trú và làm việc tự do tại Hà Nội. Mã số thuế cá nhân cấp theo chứng minh thư của tôi cấp tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ tôi muốn cập nhật thông tin căn cước vào mã số thuế thì các chị ở Thuế Hà Nội hướng dẫn phải liên hệ với nơi cấp mã là Cục Thuế TP HCM để thay đổi. Tôi muốn hỏi: 1. Hướng dẫn thay đổi thông tin căn cước như trên căn cứ ở văn bản pháp luật nào? 2. Các mẫu biểu tôi cần thực hiện để thay đổi thông tin là gì?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: “2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi”
Địa điểm nộp và hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
- Giải đáp vướng mắc liên quan đến ứng dụng, mẫu biểu để quyết toán thuế.
Câu hỏi: Ngày 16/3 e có gửi trực tuyến tờ khai 02 TT80/2021, nhưng trạng thái chờ phê duyệt, vậy e có cần phải nộp thêm giấy tờ bổ sung ko ạ. ( như bảng kê chứng từ, chứng từ khấu trừ thuê TNCN) nếu trạng thái chờ phê duyệt lâu quá, e có cần phải nộp trực tiếp tại văn phòng ko ạ e xin cảm ơn
Trả lời:
– Trường hợp bạn chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì khi gửi tờ khai QTT trực tuyến, bạn phải gửi hồ sơ khai thuế bản giấy đến Cơ quan thuế để phê duyệt hồ sơ quyết toán bạn đã gửi.
– Trường hợp bạn đã có TK giao dịch thuế điện tử thì bạn có thể gửi hồ sơ trực tuyến mà không cần chờ phê duyệt và có thể dùng được cả ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại có rất nhiều tiện ích về khai, nộp, tra cứu thông tin về thuế
Để đăng ký tài khoản thuế điện tử NNT thực hiện đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia (đối với trường hợp có số điện thoại chính chủ) hoặc Anh Chị cập nhật số điện thoại chính chủ, mail để hoàn thiện đăng ký tài khoản trên https://iCanhan.gdt.gov.vn (trường hợp này sau khi đăng ký xong NNT phải đến cơ quan thuế gần nhất để xác nhận tài khoản)
Câu hỏi: Xin hỏi cơ quan thuế :Cho bên DN em hỏi 1 vấn đế đề: trường hợp nhân viên ký hơp đồng, thử việc 2 tháng , cty em cho họ ký cam kết nên ko khấu trừ 10% PIT. sau 2 tháng cty ký hợ đồng chính thức,Vây cuối năm khi quyết toán TNCN họ chưa đủ đk ủy quyền QT vậy thu nhập trong 2 tháng thử việc thì sẽ kê lên 05-1 hay 05-2 ạ? (vì lương 2 tháng thử việc bên em ko khấu trừ 10% PIT).
Trả lời:
Tại Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với trường hợp người lao động trogn Công ty của bạn trong năm ký hợp đồng lao động thử việc hai tháng và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, Công ty bạn xác định cá nhân này không thuộc trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thì Công ty kê khai thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó tại cả hai bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN (thu nhập chịu thuế được khấu trừ theo biểu lũy tiến) và 05-2/BK-QTT-TNCN (thu nhập được khấu trừ theo mức thuế suất 10%).
Câu hỏi: Xin hỏi cơ quan thuế: Tôi không đăng ký được tài hoản etax mobile online/tài khoản thuế điện tử trên trang web của thuế. khi đăng ký thì hệ thống chỉ báo là “tài khoản đang chờ phê duyệt”. vậy tôi phải làm gì để được phê duyệt tài khoản này để tra cứu thông tin thuế
Trả lời:
Trường hợp bạn đã đăng ký tài khoản thuế điện tử trên etax mobile và có thông báo chờ phê duyệt thì bước tiếp theo bạn cần đến trực tiếp Cơ quan thuế gần nhất để được phê duyệt (kích hoạt) tài khoản (Chú ý mang theo thẻ căn cước công dân).
Câu hỏi: Kính gửi cơ quan thuế, năm 2022 DN mới thành lập và trong năm chi trả lương nv từ tháng 1 đến tháng 11 (11 tháng), còn tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau. 1. Nếu NLĐ không đủ điều kiện ủy quyền, DN sẽ kê khai chỉ tiêu [17] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh và [19] Bảo hiểm được trừ dựa trên 11 tháng thực chi trả lương hay 12 tháng hoạt động của năm 2022? 2. NLĐ không được ủy quyền QTT đến tháng 1/23 mới đăng ký giảm trừ gia cảnh, tính từ 1/22 thì có được tính số tháng NPT từ tháng 1/22 hay không
Trả lời:
Theo quy định pháp luật thuế TNCN, thuế TNCN được xác định tại thời điểm thực nhận. Do vậy, thu nhập để xác định TN chịu thuế TNCN là các khoản thu nhập chi trả trong năm 2022, không xác định đối với thu nhập trả vào tháng 1 năm sau.
1/ Theo quy định tại tiết c.1 Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, điểm c.2 Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, NLĐ không đủ điều kiện ủy quyền hay đủ điều kiện ủy quyền đều được giảm trừ NPT đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế. DN sẽ kê khai chỉ tiêu [17] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh và [19] Bảo hiểm được trừ của12 tháng của năm quyết toán.
2/ Về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, căn cứ Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, điểm c.2 Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, về nguyên tắc, cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế TNCN và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Như vậy, người lao động được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 01/2022 khi trực tiếp quyết toán thuế TNCN nếu đủ điều kiện theo quy định.
Câu hỏi: Cục Thuế cho em hỏi, chỗ chỉ tiêu số 17: TỔNG SỐ TIỀN GIẢM TRỪ GIA CẢNH trên phụ lục mẫu 05-1/BK-QTT-TNCN, trường hợp bên em là trong năm 2022, tất cả nhân viên đều là không đủ năm và đa số đều phát sinh thu nhập 2 nơi, vậy chỗ này em sẽ tính giảm trừ cho bản thân NLĐ từ tháng họ vào làm cộng với giảm trừ người phụ thuộc tính từ tháng em đăng ký người phụ thuộc đúng k ạ? hay là họ được tính luôn 12 tháng ạ? Mong Cục Thuế giải đáp dùm em ạ. Em chân thành cảm ơn ạ
Trả lời:
Căn cứ Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, điểm c.2 Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế TNCN và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Do đó, trường hợp nếu cá nhân trong công ty bạn không đủ điều kiện để được ủy quyền cho Công ty của bạn quyết toán thay thì khi quyết toán thuế tại chỉ tiêu 17 Công ty của bạn kê khai giảm trừ cho bản thân của người lao động theo số tháng người lao động thực tế làm việc tại Công ty của bạn trong năm 2022 và tính giảm trừ cho người phụ thuộc theo số tháng thực tế kể từ ngày cá nhân đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc trong năm 2022.
Đối với những người lao động có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì Công ty của bạn phải khai cả thông tin giảm trừ người phụ thuộc trong năm 2022 tại Phụ lục Bảng kê 05-3/BK-TNCN đính kèm Tờ khai quyết toán thuế TNCN.
Câu hỏi:
1.Trong năm 2022 Doanh nghiệp có ký HĐLĐ thử việc và HĐLĐ chính thức với người lao động. Thu nhập trong thời gian thử việc của người lao động lớn hơn 2 triệu đồng/1 tháng nhưng có cam kết 02/CK-TNCN nên DN không khấu trừ 10% thuế TNCN của người lao động. Vậy khi DN quyết toán thuế TNCN năm 2022 thì DN có phải tách thu nhập thời gian thử việc và thu nhập trong thời gian chính thức lên bảng kê 05-1 BK và 05-2 BK không?
2. Nếu có thì TNCT trong thời gian thử việc DN có được trừ đi các khoản phụ cấp ko tính thuế như ăn ca,… không?
Trả lời:
1. Căn cứ Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động trong năm vừa có số thuế TNCN được khấu trừ theo thuế suất 10% vừa có số thuế TNCN được khấu trừ theo Biểu thuế lũy tiến từng phần:
– Nếu người lao động có ủy quyền quyết toán cho Công ty, Công ty tổng hợp thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó và kê khai tại Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN cho toàn bộ thu nhập chịu thuế trong năm (bao gồm cả phần thu nhập được khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến và theo mức thuế suất 10%).
– Nếu người lao động đó không ủy quyền quyết toán cho Công ty thu nhập, Công ty kê khai thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó tại cả hai bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN (thu nhập chịu thuế được khấu trừ theo biểu lũy tiến) và 05-2/BK-QTT-TNCN (thu nhập được khấu trừ theo mức thuế suất 10%).
2. Tiền ăn ca theo quy định tại điểm g.5 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC không tính vào thu nhập chịu thuế.
Câu hỏi: Xin cơ quan thuế giải đáp thắc về lập tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN theo thông tư 80: Trong năm công ty tôi có cá nhân cư trú người Việt Nam làm việc từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2022 trong đó: Tháng 4, 5 năm 2022 là hợp đồng thử việc, khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần 10% Từ tháng 6-10 là hợp đồng chính thức, khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến. Cá nhân này có một (01) người phụ thuộc là con đẻ sinh tháng 10/2022. + Câu hỏi 1:Khi lập tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN theo thông tư 80, kế toán công ty có cần chia thu nhập khấu trừ theo biểu thuế toàn phần 10% vào phụ lục 05-2 và phần thu nhập tính theo biểu lũy tiến vào phụ lục 05-1 không? + Câu hỏi 2: Ở phụ lục 05-3 công ty tôi điền thời gian giảm trừ từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2022 có đúng không?
Trả lời:
1. Căn cứ Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động trong năm vừa có số thuế TNCN được khấu trừ theo thuế suất 10% vừa có số thuế TNCN được khấu trừ theo Biểu thuế lũy tiến từng phần:
– Nếu người lao động có ủy quyền quyết toán cho Công ty, Công ty tổng hợp thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó và kê khai tại Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN cho toàn bộ thu nhập chịu thuế trong năm (bao gồm cả phần thu nhập được khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến và theo mức thuế suất 10%).
– Nếu người lao động đó không ủy quyền quyết toán cho Công ty thu nhập, Công ty kê khai thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó tại cả hai bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN (thu nhập chịu thuế được khấu trừ theo biểu lũy tiến) và 05-2/BK-QTT-TNCN (thu nhập được khấu trừ theo mức thuế suất 10%).
2. Về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, căn cứ Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế TNCN và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Như vậy, trường hợp người lao động công ty bạn đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người lao động tại công ty và ủy quyền quyết toán thuế TNCN thì người lao động được tính giảm trừ gia cảnh kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Câu hỏi: Kính gửi Các Anh Chị: Cty chúng tôi đang thắc mắc về quyết toán thuế TNCN 2022 như sau: khi nhân viên luân chuyển nội bộ trong cùng hệ thống nhưng khác tỉnh. 1 Đối với nhân viên chuyển đi : thì khi Công Ty quyết toán thuế TNCN có phải kê khai thu nhập và thuế đã thu trên bảng kê 05-1 BK-TNCN hay không? 2 Đối với nhân viên chuyển đến (ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho Cty): thì khi Cty quyết toán thuế TNCN sẽ phải kê khai khoản thu nhập và thuế trước khi chuyển đến vào chỉ tiêu nào trên bảng kê 05-1 BK-TNCN? Xin cảm ơn Các Anh Chị rất nhiều.
Trả lời:
Căn cứ điểm d.1 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Như vậy, trường hợp người lao động điều chuyển trong cùng hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm QTT theo ủy quyền của cá nhân.
– Đối với tổ chức cũ: Công ty quyết toán thuế TNCN phải kê khai thu nhập của cá nhân đã nhận tại Công ty và thuế đã khấu trừ trên Phụ lục bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân.
– Đối với tổ chức mới: Công ty quyết toán thuế TNCN có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN khi cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Công ty (tổ chức mới) phải tổng hợp thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân (bao gồm tại cả tổ chức cũ và tổ chức mới) tại Phụ lục bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN.
Theo đó, công ty (tổ chức mới) kê khai các chỉ tiêu như sau tại hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN:
– Đánh dấu Chỉ tiêu [04] Tổ chức có quyết toán thuế theo uỷ quyền của cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc điều chuyển trong cùng hệ thống tại Tờ khai 05/QTT-TNCN;
– Trên Phụ lục bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN, kê khai các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu [12] Tổng thu nhập chịu thuế: Bao gồm thu nhập tại cả tổ chức cũ và tổ chức mới;
+ Chỉ tiêu [13] Trong đó: TNCT tại tổ chức trước khi điều chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04] tại Tờ khai 05/QTT-TNCN);
+ Chỉ tiêu [22] Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ: Bao gồm số thuế đã khấu trừ tại cả tổ chức cũ và tổ chức mới;
+ Chỉ tiêu [23] Trong đó: số thuế đã khấu trừ tại tổ chức trước khi điều chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04] tại Tờ khai 05/QTT.
Câu hỏi: Xin chào, tôi có câu như sau: 1. Công ty mới thành lập tháng 4.2022, cuối năm lên tờ khai quyết toán chọn thời gian từ tháng 4.2022 – 12.2022. Chỗ giảm trừ gia cảnh của những nhân viên ủy quyền quyết toán “thay” thì được tính 12 tháng hay 9 tháng ạ. Nếu tính 12 tháng (132tr) thì HTKK sẽ báo lỗi (vì vượt quá 9*11tr=99tr) 2. Nhân viên có thử trong năm tính thuế tncn 10% và chuyển lên chính thức vào tháng 6 tính thuế lũy tiến. Vậy cuối năm khi quyết toán (không có ủy quyền quyết toán) thì mình phải tách thu nhập điền ra 2 bảng kê 05-1 và 05-2, Nhưng khi làm như vậy thì tờ khai tự động hiện gấp đôi số lao động và không cho chỉnh tay. Vậy trường hợp này mình xử lý như thế nào?
Trả lời:
Câu 1. Khi khai tờ khai theo mẫu 05/QTT-TNCN – Tờ khai quyết toán của tổ chức, cá nhân (theo TT80/2021), NNT chọn “quyết toán định kỳ” và chọn năm 2022, chọn Từ tháng là 01/2022, đến tháng 12/2022) thì chỉ tiêu “Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh ” sẽ được tính giảm trừ cho cá nhân đủ 12 tháng.
Câu 2. Trường hợp khai số người lao động thì Ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) hoặc THUEDIENTU đều cho sửa chỉ tiêu [16]”Tổng số người lao động trên tờ khai mẫu 05/QTT-TNCN.
Câu hỏi: Cá nhân cần đăng ký tài khoản để thực hiện QTT TNCN nhưng không được cấp tài khoản ngay mà yêu cầu đến cơ quan thuế, có cách nào đăng ký được tài khoản mà không cần đến cơ quan thuế không ạ? Hay đây là bước bắt buộc? Em cảm ơn!
Trả lời:
Trường hợp này NNT đã đăng ký tài khoản thuế điện tử nhưng chưa có mã xác nhận của cơ quan thuế: Hệ thống đưa ra thông báo “Để bảo mật thông tin. Để hoàn thành việc đăng ký tài khoản, đề nghị bạn đến CQT gần nhất để xác nhận tài khoản thuế điện tử (khi đến cần mang theo CCCD hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài)).
Câu hỏi: Hiện giờ trên mẫu số 05/QTT_TNCN, chỉ tiêu tổng số NLĐ thuộc diện khấu trừ thuế đang bằng tổng số lượng NLĐ ở Form 05-1 và Form 05-2/BK-QTT-TNCN. Tuy nhiên, trong năm công ty có những trường hợp cùng lúc vừa phải kê trên Form 05-1 và form 05-2. Vậy thì hệ thống HTKK có cập nhật để cho sửa tay chỉ tiêu này không
Trả lời:
Hiện nay Ứng dụng HTKK cho phép sửa chỉ tiêu (16)Tổng số người lao động Tờ khai QTT TNCN (05/QTT-TNCN)
Câu hỏi: Nếu người lao động có thu nhập vãng lai thu thuế 10% và kê khai bên bảng 05-02 có phải bắt buộc cập nhật Mã số thuế hay không?
Trả lời:
Trên BK 05-2 phải bắt buộc nhập thông tin của NNT là Mã số thuế, nếu NNT chưa có MST thì bắt buộc phải nhập số CCCD hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
Câu hỏi: Theo hợp đồng lao động, doanh nghiệp nộp thuế TNCN thay NLĐ nên tiền thuế TNCN phát sinh doanh nghiệp tính vào chi phí DN, không khấu trừ vào thu nhập được nhận của người lao động. Xin hỏi: Khi NLĐ tự quyết toán thuế TNCN, doanh nghiệp có phải viết chứng khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân không? Nếu ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì chỉ tiêu “Số tiền thuế TNCN đã khấu trừ” có ghi số tiền mà DN đã nộp không? Và nếu cá nhân được hoàn thuế thì có ảnh hưởng đến chi phí đã ghi nhận của DN không? Nếu không ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì DN phải cấp chứng từ gì để cá nhân tự quyết toán và được hoàn lại tiền thuế nộp thừa từ thu nhập tại nơi khác? Và tiền thuế TNCN doanh nghiệp đã nộp thay được ghi vào chỉ tiêu nào trên tờ khai Quyết toán thuế TNCN 02-QTT-TNCN?
Trả lời:
– Căn cứ khoản 2 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định về chứng từ khấu trừ thuế TNCN, “Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.”. theo đó, Doanh nghiệp của bạn sẽ cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo yêu cầu của người lao động bị khấu trừ thuế.
– Trường hợp, người lao động trong Doanh nghiệp của bạn nhận thu nhập không bao gồm thuế và Doanh nghiệp nộp thay tiền thuế TNCN cho người lao động này, thì trong trường hợp này Doanh nghiệp của bạn phải xác định số thuế TNCN phải nộp của cá nhân đó theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 1 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC khi chi trả thu nhập (không bao gồm thuế) cho cá nhân và kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. Khi cá nhân có yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ, tại chỉ tiêu “Tổng thu nhập chịu thuế đã trả” theo tổng thu nhập của cá nhân sau khi thực hiện quy đổi và điền “Số tiền thuế TNCN đã khấu trừ” theo tổng số tiền thuế TNCN phải nộp của cá nhân đó trong năm tính thuế (đã được xác định theo hướng dẫn nêu trên).
– Người lao động này khi trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế, tại Tờ khai quyết toán thuế 02/QTT-TNCN, cá nhân kê khai quyết toán theo chứng từ khấu trừ của Doanh nghiệp cấp cho cá nhân.
Câu hỏi: Kính chào cơ quan thuế.Trong năm 2022 Công ty chúng tôi đã thực hiện khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế TNCN phải nộp cho các địa phương được hưởng.Theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư 80.” Số thuế TNCN xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế TNCN và không xác định lại khi quyết toán thuế TNCN…”.Vậy có nghĩa khi quyết toán TNCN năm 2022, tại cột [22] trong PL 05-1/BK-TNCN tổng số thuế TNCN đã khấu trừ bằng 0 đúng không ạ? Kính mong được Tổng cục thuế trả lời. Trân trọng!
Trả lời:
Căn cứ d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.” Quy định tại điểm a.1 Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính quy định, trường hợp Công ty bạn có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác, khi thực hiện quyết toán thuế, tại chỉ tiêu số [22], tổ chức trả thu nhập điền tổng số thuế TNCN thực tế đã khấu của từng cá nhân trong năm tính thuế.
Câu hỏi: Tháng 5/2022 đơn vị tôi có chi thu nhập bổ sung của năm 2021 cho cán bộ đã chuyển công tác từ năm 2021 vậy tôi sẽ thống kê vào biểu 05-1 hay 05-2 và có phải gửi thư xác nhận đến cá nhân đó không?
Trả lời:
Theo quy định pháp luật thuế TNCN, thuế TNCN xác định theo thời điểm thực nhận. Do vậy, tại thời điểm chi trả thu nhập là năm 2022, cá nhân không còn là người lao động của Công ty. Công ty thực hiện khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi chi trả cho cá nhân, tổng hợp thu nhập và thuế TNCN đã khấu trừ vào Phụ lục 05-2/BK-QTT-TNCN và gửi chứng từ khấu trừ nếu NNT yêu cầu, không phải gửi thư xác nhận đến cá nhân đó.
Câu hỏi: Cho bên DN em hỏi 1 vấn đế đề: trường hợp nhân viên trong thơi gian học việc, thử việc DN có khấu trừ 10% thuế TNCN, sau3-6 tháng thì được nhận vào chính thức, vậy cho DN hỏi khi kê khai thu nhập của nhân viên này thì mình kê chung vào bảng 05-1, hay tách ra 2 phần để kê trên bảng 05-1, 05-2. Kính nhờ TCT trả lời giúp câu hỏi trên.
Trả lời:
Căn cứ Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động trong năm vừa có số thuế TNCN được khấu trừ theo thuế suất 10% vừa có số thuế TNCN được khấu trừ theo Biểu thuế lũy tiến từng phần:
– Nếu người lao động có ủy quyền quyết toán cho Công ty, Công ty tổng hợp thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó và kê khai tại Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN cho toàn bộ thu nhập chịu thuế trong năm (bao gồm cả phần thu nhập được khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến và theo mức thuế suất 10%).
– Nếu người lao động đó không ủy quyền quyết toán cho Công ty thu nhập, Công ty kê khai thu nhập và số thuế đã khấu trừ của cá nhân đó tại cả hai bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN (thu nhập chịu thuế được khấu trừ theo biểu lũy tiến) và 05-2/BK-QTT-TNCN (thu nhập được khấu trừ theo mức thuế suất 10%).
Câu hỏi: cho tôi hỏi, chi phí thuê nhân viên kế toán nhận chứng từ về làm báo cáo thuế hàng quý cho công ty- cá nhân- ký hợp đồng 12 tháng (hợp đồng làm việc) (không đóng bhxh) và chi trả mức thù lao 1tr đồng/ quý, thì khi QT TNCN 2022, đưa cá nhân này vào BK 05-1 có đúng không?
Trả lời:
Căn cứ b.1 khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.”. Theo đó, khi Công ty bạn chi trả thu nhập cho cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, khi quyết toán thuế TNCN 2022, bạn kê khai thông tin quyết toán của cá nhân này trên phụ lục bảng kê số 05-1/BK-TNCN.
Câu hỏi: Công ty chúng tôi chi lương tháng này vào tháng sau; năm 2022 mới chi trả lương nv tại thời điểm bắt đầu hoạt động là từ tháng 3 đến tháng 11 (9 tháng), còn tháng 12 trả vào 1/23. Với các nv không đủ điều kiện ủy quyền, công ty chúng tôi sẽ kê khai chỉ tiêu [17] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh và [19] Bảo hiểm được trừ dựa trên 9 tháng thực chi lương hay 10 tháng làm việc của năm 2022
Trả lời:
Câu hỏi của bạn không có đủ thông tin về việc đóng bảo hiểm và đăng ký giảm trừ gia cảnh tại công ty. Tuy nhiên, căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/ TT-BTC ngày 15/8/2013, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. Như vậy, công ty thực hiện kê khai thuế TNCN tại thời điểm thực tế trả thu nhập cho người nộp thuế.
Theo quy định nêu trên, trong trường hợp của bạn, đối với những nhân viên không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán, công ty kê khai các chỉ tiêu [17] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh và [19] Bảo hiểm được trừ của những nhân viên này theo đúng thời gian thực tế trả thu nhập cho nhân viên trong năm tính thuế.
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
CÂU HỎI GIẢI ĐÁP VỀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
🌍 Trả lời:
1. Trường hợp của bạn người lao động từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022 làm việc tại công ty khác, từ tháng 07/2022 là việc ở công ty bạn, như vậy trong năm 2022 người lao động đã có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại hai nơi.
Do đó, căn cứ quy định tại tiết d.2 và tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người lao động không thuộc diện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN mà phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN.
2. Căn cứ quy định tại căn cứ quy định tại tiết d.2 và tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp thu nhập của người lao động này ở nơi khác là thu nhập theo hợp đồng lao động trên 03 tháng thì người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty bạn.
Trường hợp thu nhập của người lao động này là thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% thì nếu người lao động không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này thì người lao động được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty bạn.
🌍 Câu hỏi chưa có đủ thông tin. Tuy nhiên, căn cứ điểm d.1 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới mà tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Như vậy, trường hợp người lao động điều chuyển trong cùng hệ thống (nếu công ty A và công ty B trong cùng hệ thống) thì công ty B mới có trách nhiệm QTT theo ủy quyền của cá nhân.
🌍 1. Trường hợp này của bạn chưa có đủ thông tin về khoản thu nhập được trả từ trên Tổng Công ty mẹ. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại căn cứ quy định tại tiết d.2 và tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp thu nhập từ Tổng Công ty mẹ là thu nhập theo hợp đồng lao động trên 03 tháng hoặc thu nhập từ Công ty mẹ và công ty khác trên 10 triệu đồng thì người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho chi nhánh.
Trường hợp thu nhập từ Tổng công ty mẹ và thu nhập vãng lai ở Công ty khác không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% thì nếu người lao động không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này thì người lao động được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho chi nhánh.
🌍 2. Căn cứ tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp cá nhân điều chuyển từ tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng hệ thống và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức trả thu nhập.
🌍 Câu hỏi của bạn chưa có đủ thông tin về thu nhập tại hai nơi khác của người lao động.
Tuy nhiên, theo quy định tại tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức trả thu nhập.
Trường hợp cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế với phần thu nhập này hoặc phần thu nhập vãng lai trên 10 triệu đồng thì cá nhân phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN.
🌍 Về việc hoàn thuế, trong trường hợp người lao động đủ điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN, người lao động thực hiện đề nghị hoàn thuế TNCN thông qua tổ chức trả thu nhập. Trường hợp người lao động trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì người lao động tự thực hiện thủ tục đề nghị hoàn thuế TNCN với cơ quan thuế.
🌍 Căn cứ điềm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, trường hợp cá nhân uỷ quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn kê khai thu nhập của những cá nhân này tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đổng trở xuống.
⇒ Như vậy, đối với những cá nhân ủy quyền quyết toán có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đổng trở xuống, doanh nghiệp kê khai thu nhập của những cá nhân này tại tờ khai quyết toán thuế TNCN.
🌍 Cá nhân người lao động của Công ty được ủy quyền quyết toán thuế cho Công ty nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm d2 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ
🌍 Căn cứ điềm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
Vì vậy, trường hợp công ty trong năm nếu không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
🌍 Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như tiền dịch vụ, thù lao khác là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tổ chức trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao đồng (theo điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư này) thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tổ chức trả thu nhập đã khấu trừ thuế TNCN phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.
Trường hợp tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN hàng tháng từ tiền lương, tiền công thì tổ chức kê khai Tờ khai thuế TNCN vào mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II, Thông tư 80/2021/TT-BTC và kê khai vào tờ khai 05/QTT-TNCN; Phụ lục Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN khi QTT TNCN.
🌍 Về việc khấu trừ thuế, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
Như vậy, công ty xác định hợp đồng công ty ký với kế toán là hợp đồng lao động hay hợp đồng khác.
Trong trường hợp hợp đồng giữa công ty và kế toán là hợp đồng lao động trên 03 tháng thì công ty thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trường hợp hợp đồng giữa công ty và kế toán không phải là hợp đồng lao động thì công ty phải khấu trừ thuế theo mức 10% trước khi trả thu nhập.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25, công ty trả các khoản thu nhập đã khấu trừ phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.
– Về việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN, tại quy định tại tiết d.2 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”
Theo quy định nêu trên, đối với trường hợp của công ty, kế toán vừa có thu nhập từ lương hưu, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công do công ty bạn chi trả do đó không thuộc diện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty bạn.
🌍 Theo quy định tại Điểm d, Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 thì:
“d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế ….
d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả.
🌍 Căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, trường hợp khi khai quyết toán thuế nếu tổng TNCT, thuế TNCN đã khấu trừ có phát sinh chênh lệch với thu nhập chịu thuế, số đã khấu trừ hàng tháng/quý trong năm thì người nộp thuế cần kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân chênh lệch
Trường hợp chênh lệch do kê khai sai, khai sót hoặc khấu trừ thiếu trong kỳ kê khai tháng, quý trong năm thì người nộp thuế thực hiện giải trình khai bổ sung hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 4, Điều 7, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Bộ Tài chính.
🌍 Tiết g.6 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định: không tính vào TN chịu thuế khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt nam, người lao động là Việt nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần.
Như vậy, Công ty có thể thanh toán tiền mua vé máy bay khứ hồi cho NLĐ nghỉ phép theo thực tế phát sinh theo quy định trên.
🌍 Theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì người nộp thuế có khoản nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì sẽ được xử lý bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng 1 nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
Theo đó, trường hợp bạn Q1/N+1 có phát sinh số thuế phải nộp thì hệ thống cơ quan thuế sẽ tự động bù trừ với số thuế nộp thừa cùng tiểu mục (nếu có) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa năm trước (N).
🌍 Về khoản tiền phụ cấp xăng xe
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì khoản tiền phụ cấp xăng xe là khoản lợi ích bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả cho người lao động là thu nhập chịu thuế TNCN, không được trừ khi tính thuế TNCN.
🌍 Về khoản chi tiền điện thoại
căn cứ quy định tại tiết đ.4 Điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các Khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
🌍 Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì:
Trường hợp tổ chức cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công quyết toán thuế TNCN, trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“3. Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
b) Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
c) Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
d) Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
đ) Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế…”
Tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế quy định:
“ Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 7 như sau:
“e) Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập”
Theo đó, kể từ ngày 30/10/2022, tổ chức cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập thì tháng/ quý đó không phải nộp tờ khai thuế TNCN.
Chia sẽ bài viết