Chuẩn mực kế toán 01 và báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán số 01 : CHUẨN MỰC CHUNG
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
——————————————————
CHUẨN MỰC SỐ 01
CHUẨN MỰC CHUNG
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUY ĐỊNH CHUNG
- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
b/ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;
c/ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
d/ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC
CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN
Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động Liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Giá gốc
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Xem thêm: 8 nguyên tắc kế toán và ví dụ minh hoạ
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KẾ TOÁN
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Trung thực
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Khách quan
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Kịp thời
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Dễ hiểu
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Có thể so sánh
Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
Yêu cầu kế toán quy định tại các Đoạn 10, 11, 12, 13, 14, 15 nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được.
CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.
Yếu tố của báo cáo tài chính: Tình hình tài chính
Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau:
a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.
Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữuvà nội dung kinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục “Tài sản” và khoản mục “Nợ phải trả” trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê.
Yếu tố của báo cáo tài chính: Tài sản
Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:
a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.
Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.
Yếu tố của báo cáo tài chính: Nợ phải trả
Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.
Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:
a/ Trả bằng tiền;
b/ Trả bằng tài sản khác;
c/ Cung cấp dịch vụ;
d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;
đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.
Yếu tố của báo cáo tài chính: Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;
b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;
c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;
d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;
đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;
e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm:
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng;
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.
g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.
Yếu tố của báo cáo tài chính: Tình hình kinh doanh
Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau:
a/ Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai.
Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác.
Yếu tố của báo cáo tài chính: Doanh thu và Thu nhập khác
Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia…
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,…
Yếu tố của báo cáo tài chính: Chi phí
Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, … Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,…
Yếu tố của báo cáo tài chính: Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải ghi nhận các yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; trong các yếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục. Một khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn:
a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;
b/ Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận tài sản
Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.
Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
Ghi nhận nợ phải trả
Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận chi phí
Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.
Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện công việc quý khách hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn, giải đáp kịp thời.
Qúy khách tham khảo những dịch vụ kế toán mà chúng tôi cung cấp: DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH
DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
VÍ DỤ LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN MỰC 01 VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
✅ BÀI 1: về chuẩn mực 01 và báo cáo tài chính
Tại ngày 31/12/N, tại doanh nghiệp A có tình hình sau (triệu đồng)
+ Số dư TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
- TK 1281 – 000 (Tiền gửi có kì hạn 2 tháng, gửi tại ngày 1/12/N)
- TK 1283 – 000 (Khoản cho đơn vị khác vay có thời hạn 24 tháng, từ 1/7/N)
- TK 1282 – 000 (Đầu tư vào trái phiếu của công ty B: 10.000, trái phiếu có kì hạn 24 tháng, đáo hạn 30/6/N+1; trái phiếu của công ty C: 15.000, đáo hạn 3 0/3/N+2.
+ Giả sửa doanh nghiệp không có các khoản tương tiền nào khác.
Yêu cầu: Lập các chỉ tiêu liên quan trên bảng cân đối kế toán (Báo cáo về tình hình tài chính) tại ngày 31/12/N
⭐ Trả lời
Trên cơ sở số liệu ở trên, các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính), lập ngày 31/12/N như sau (Số cuối năm)
- Các khoản tương đương tiền: 15.000
- Phải thu về cho vay dài hạn: 20.000
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngắn hạn) 10.000
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (dài hạn): 15.000
✅ BÀI 2 về chuẩn mực 01 và báo cáo tài chính
Hãy lập các chỉ tiêu có liên quan trên bảng cân đối kế toán (Báo cáo về tình hình tài chính) tại 31/12/N với tình hình sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
- Số dư tại 31/12/N TK 341: 000 (trong đó, khoản vay ngân hàng có thời gian đáo hạn tại 31/12/N+3: 5.000; khoản nợ thuê tài chính: 5.000 , trong đó số nợ gốc phải trả năm N+1 là 500
- Số dư tại 31/12/N của TK 34311: 000; 34312: 300; (trái phiếu thường sẽ đáo hạn vào 31/12/N+2); 3432: 4.000 (trái phiếu chuyển đổi sẽ đáo hạn vào 31/12/N+4)
- Số dư TK 12: 15.000 (cổ phiếu ưu đãi phát hành bằng mệnh giá, trong đó, mệnh giá cổ phiếu cam kết mua lại vào ngày 31/12/N+3 là 5.000).
⭐ Trả lời
Trên cơ sở số liệu ở trên, các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính), lập ngày 31/12/N như sau (Số cuối năm)
-Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: | 500 |
– Vay và nợ thuê tài chính dài hạn: | 5.000+4.500+4.700 =14.200 |
– Trái phiếu chuyển đổi: | 4.000 |
– Cổ phiếu ưu đãi (340): | 5.000 |
– Cổ phiếu ưu đãi (411b):
| 10.000 |
✅ Bài 3 về chuẩn mực 01 và báo cáo tài chính
Anh/chị hãy cho biết từng tình huống sau đây được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm N của doanh nghiệp như thế nào (Bảng cân đối kế toán – Báo cáo về tình hình tài chính và Báo cáo kết quả kinh doanh, chưa xét đến các thủ tục kết chuyển cuối kì) (Đơn vị tính: 1.000đ).
- Ngày 31/12/N, xác định, ghi nhận khoản dự phòng bảo hành sản phẩm cho các phiếu bảo hành còn hiệu lực năm N+1: 000.
- Ngày 31/12/N, Ghi nhận tạm tính giá vốn của bất động sản đã bán năm N do doanh nghiệp chưa tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ gốc liên quan: 500.000. Dự kiến các chứng từ này sẽ được tập hợp đủ trong năm N+1.
- Ngày 31/12/N, ghi nhận lãi trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, thanh toán kh i đáo hạn: 120.000. Trái phiếu có thời hạn 5 năm, được phát hành từ 1/1/N dùng cho dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng đang được thực hiện từ năm Biết rằng, năm N, doanh nghiệp có 2 tháng ngừng đầu tư bất thường do nguồn cung vật tư bị gián đoạn.
- Ngày 31/12/N, ghi nhận dự phòng chi phí sửa chữa định kì TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp: 150.000. Dự kiến việc sửa chữa được thực hiện vào năm N+2
Anh/chị hãy cho biết từng tình huống sau đây được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm N của doanh nghiệp như thế nào (Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính) và Báo cáo kết quả kinh doanh, chưa xét đến các thủ tục kết chuyển cuối kì) (Đơn vị tính: 1.000đ).
⭐ Trả lời
(1)
+ Báo cáo về tình hình tài chính
- Ghi nhận tăng: Dự phòng phải trả ngắn hạn: 200.000
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Ghi nhận: Chi phí bán hàng: 200.000 (2)
+ Báo cáo về tình hình tài chính
- Ghi nhận tăng: Chi phí phải trả ngắn hạn: 500.000
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Ghi nhận: Giá vốn hàng bán: 10.500.000 (3)
+ Báo cáo về tình hình tài chính
- Ghi nhận tăng: Chi phí phải trả dài hạn: 120.000
- Ghi nhận tăng: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang:100 000
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Ghi nhận: Chi phí tài chính: 20.000 (4)
+ Báo cáo về tình hình tài chính
- Ghi nhận tăng: Dự phòng phải trả dài hạn 150 000
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Ghi nhận: Chi phí quản lý doanh nghiệp 150 000
✅ BÀI 4 về chuẩn mực 01 và báo cáo tài chính
(a). Hãy xác định chỉ tiêu “Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ” trong tình huống sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
- Trong kì, doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phải trả cho người bán về số tiền mua nguy ên vật liệu kì trước chưa thanh toán, số tiền: 100.
- Trong kì doanh nghiệp chi TGNH mua chứng khoán kinh doanh, số tiền: Sau 1 tháng, doanh nghiệp bán số chứng khoán này, thu TGNH, số tiền 550.
- Trong kì, doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng và chuyển thẳng tiền vay để thanh toán tiền mua hàng hóa, số tiền:
- Trong kì, chi TGNH thanh toán tiền thuê ngoài nâng cấp tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, số tiền: 660
(b). Hãy xác định chỉ tiêu “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác” trong tình huống sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
- Trong kì, doanh nghiệp bù trừ thanh toán khoản nợ phải thu về bán hàng hóa với khoản nợ phải trả cho người bán về số tiền mua TSCĐ kì trước chưa thanh toán, số tiền: 100.
- Trong kì doanh nghiệp chi TGNH mua chứng khoán kinh doanh, số tiền: Sau 1 tháng, doanh nghiệp bán số chứng khoán này, thu TGNH, số tiền 550.
- Trong kì, doanh nghiệp nhận cổ tức được chia từ công ty liên kết:
- Trong kì, doanh nghiệp thu tiền nhượng bán TSCĐ không cần dùng số tiền: 660
- Hãy xác định chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tình huống sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
- Trong kì, doanh nghiệp vay dài hạn ngân hàng và chuyển thẳng tiền vay để thanh toán tiền mua sắm TSCĐ HH, số tiền: 500.
- Trong kì, doanh nghiệp phát hành trái phiếu bằng mệnh giá: 500 thu TGNH, chi phí phát hành chi bằng TGNH: 100.
- Trong kì, doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán nợ mua NVL: 500, sau hai tháng, doanh nghiệp bán hàng và chuyển thẳng tiền bán hàng để thanh toán một phần khoản vay nêu trên: 1.000.
- Trong kì, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi bằng mệnh giá, thu TGNH: 000. Trong đó, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi mà doanh nghiệp cam kết mua lại là: 4.000
⭐ Trả lời
- Các khoản tiền thuộc chỉ tiêu “Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ” trong tình huống gồm: (Đơn vị tính: triệu đồng)
- Số tiền mua nguyên vật liệu kì trước chưa thanh toán, số tiền: 100.
- Số tiền vay ngắn hạn ngân hàng và chuyển thẳng tiền vay để thanh toán tiền mua hàng hóa, số tiền:
Cộng chỉ tiêu: 1.100 + 550 = 1.650
- Các khoản tiền thuộc chỉ tiêu “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác” gồm: (Đơn vị tính: triệu đồng)
- Trong kì, doanh nghiệp bù trừ thanh toán …, số tiền: 100.
- Chênh lệch bán chứng khoán kinh doanh, số tiền
Cộng chỉ tiêu: 1.150
- Các khoản tiền thuộc chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm: (Đơn vị tính: triệu đồng)
– Trong kì, doanh nghiệp vay dài hạn ngân hàng và chuyển thẳng tiền vay để thanh toán tiền mua sắm TSCĐ HH, số tiền: 5.500.
– Trong kì, doanh nghiệp phát hành trái phiếu …: 2.400
– Trong kì, doanh nghiệp vay ngắn …500
– Trong kì, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu ..: 4.000 Cộng chỉ tiêu : 12.400
CÂU HỎI GIẢI ĐÁP VỀ CHUẨN MỰC 01 VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Các câu hỏi liên quan về chuẩn mực 01 và báo cáo tài chính
Nợ phải thu ngắn hạn/dài hạn | Chi phí trả trước ngắn hạn/dài hạn |
Phân loại ngắn hạn/dài hạn tính từ thời điểm lập Báo cáo đến khi đáo hạn | Tính từ thời điểm phát sinh giao dịch |
Có tái phân loại lại phải thu dài hạn có thời gian đáo hạn còn lại trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ SXKD tính từ thời điểm lập báo cáo thành phải thu ngăn hạn Tiền gửi cho mục đích thanh toán | Không tái phân loại lại |
Tiền gửi cho mục đích thanh toán | Tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng |
Trên BCĐKT trình bày tại chỉ tiêu Tiền | Trên BCĐKT trình bày tại các chỉ tiêu sau : – Các khoản tương đương tiền – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngắn hạn) Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn dài hạn |
-Hàng tồn kho (MS 140)
-Hàng tồn kho (MS 141)
– CPSXKD dở dạng dài hạn
– Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn
-Thuế GTGT được khấu trừ
– Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
– Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước “- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Cổ phiếu thường Cty Cổ phần phát hành | Cổ phiếu ưu đãi Cty Cổ phần phát hành |
Trình bày ở chỉ tiêu thuộc phần Vốn chủ sở hữu: -Chi tiêu “Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết” (MS 411b) | Trình bày ở chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu: + Chi tiêu “Cổ phiếu ưu đãi” (MS 340) thuộc phần Nợ phải trả đối với cổ phiếu ưu đãi mà bắt buộc Công ty phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai và nghĩa vụ mua lại phải được ghi rõ trong hồ sơ phát hành tại thời điểm phát hành cổ phiếu + Chỉ tiêu “Cổ phiếu ưu đãi” (MS 411b) thuộc phần Vốn chủ sở hữu đối với cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc Công ty phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai |
Trái phiếu thường phát hành | Trái phiếu chuyển đổi phát hành |
Trình bày ở các chỉ tiêu thuộc Nợ phải trả: -Chỉ tiêu “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn” |-Chi tiêu “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn” | Trình bày ở chỉ tiêu thuộc NPT và chỉ tiêu thuộc VCSH – Chi tiêu “Trái phiếu chuyển đổi “-NPT – Chi tiêu “Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu” |
TN/CP từ việc bán TSCĐ dùng cho SXKD | TN/CP từ bán BĐSĐT |
Xác định lãi (lỗ) của giao dịch là phần chênh lệch giữa thu nhập bán TSCĐ với GTCL, CP n TSCĐ. Lãi gd trình bày ở chỉ tiêu “Thu nhập khác”, lỗ gd trình bày ở chỉ tiêu “Chi phí khác” | Số thu do bán BĐSĐT trình bày ở chỉ tiêu “Doanh thu BH &CCDV”. Giá vốn BĐSĐT và chi phí bán trình bày ở chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” |
TN/CP từ việc bán TSCĐ dùng cho SXKD | TN/CP từ bán thành phẩm, hàng hóa |
-Xác định lãi (lỗ) của giao dịch là phần chênh lệch giữa thu nhập bán TSCĐ với GTCL, CP bản TSCĐ. Lãi gd trình bày ở chi tiêu “Thu nhập khác”, lỗ gd trình bày ở chỉ tiêu “Chi phí khác” | -Số thu do bán thành phẩm, hàng hóa trình bày ở chỉ tiêu “Doanh thu BH &CCDV”. Giá vốn thành phẩm, hàng hóa trình bày ở chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”. Chi phí bán thành phẩm, hàng hóa trình bày ở chỉ tiêu CP bản hàng. |
CP khẩu hao máy móc thiết bị dùng cho HĐ sản xuất | CP khẩu hao TSCD cho thuê hoạt động |
CP khấu hao máy móc thiết bị dùng cho HĐ sản xuất trình bày ở chỉ tiêu Hàng tồn kho (với phần chi phí khấu hao liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và thành phẩm sản xuất trong kỳ nhưng chưa bán được) và trình bày ở chỉ tiêu Giá vốn hàng bán (với phần chi phí khấu hao liên quan đến thành phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ và bán ngay trong kỳ. | CP khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động trình bày ở chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trên BCKQHĐKD vì cho thuê hoạt động là hoạt động cung cấp dịch vụ |
CP khấu hao của hai hoạt động đều trình bày ở chỉ tiêu Giá vốn hàng bán |
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ | Lãi, lỗ CLTGHĐ do đánh giá lại các KMTT có gốc ngoại tệ |
Chỉ tiêu này bao gồm tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. | Chi tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ)CLTGHD do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đã được phản ánh vào LN trước thuế trong kỳ báo cáo |
- Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng
- Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn
- Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn không quá 3 tháng
– Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính
-Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu
-Việc chuyển nợ thành vốn chủ
DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục | DN không đáp ứng giả định hoạt động giả định liên tục |
Tài sản và nợ phải trả phân loại là ngắn hạn và dài | Tất cả Tài sản và nợ phải trả phân loại là ngắn hạn |
DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục | DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục |
– Ghi nhận dự phòng tổn thất tài sản | Không Ghi nhận dự phòng tổn thất tài sản |
DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục | DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục |
– Chứng khoán kinh doanh: Giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: Giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị có thể thu hồi – Đầu tư vốn vào đơn vị khác: Giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị có thể thu hồi | – Chúng khoán kinh doanh: Giá trị hợp lý Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: số tiền thực tế có thể thu hồi – Đầu tư vốn vào đơn vị khác: Giá trị thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi |
Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá tại ngày cuối kỳ
Vốn góp của CSH quy đổi theo tỷ giá tại ngày góp vốn
Tỷ giá quy đổi các khoản mục tài sản nợ phải trả | Tỷ giá quy đổi các khoản mục doanh thu/chi phí |
– Tỷ giá tại ngày cuối kỳ | -Tỷ giá tại ngày giao dịch |
DN bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phá sản | DN là công ty TNHH chuyển thành Công ty cổ phần |
Báo cáo tài chính lập theo các nguyên tắc áp dụng đối với trường hợp DN vi phạm giả định hoạt động liên tục | Báo cáo tài chính lập theo các nguyên tắc áp dụng đối với trường hợp DN thỏa mãn giả định hoạt động liên tục |
Chi mua vật liệu cho hoạt động SXKD | Chi mua vật tư dùng cho xây dựng cơ bản |
Trình bày là dòng tiền chi của HĐ kinh doanh | – Trình bày là dòng tiền chi của HĐ đầu tư |
Mua HTK chưa thanh toán | Mua HTK thanh toán bằng tiền vay, NH chuyển thanh toán thẳng cho nhà cung cấp |
– Không trình bày trong BCLCTT | Trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là dòng tiền thu từ đi vay của hoạt động tài chính và dòng tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ của hoạt động kinh doanh |
Chi mua vật tư dùng cho sản xuất, sửa chữa định Kỳ TSCĐ | Chi mua vật tư dùng cho nâng cấp TSCĐ |
Trình bày là dòng tiền chi của HĐ kinh doanh | Trình bày là dòng tiền chi của HĐ đầu tư |
Dòng tiền Chi cho vay | Dòng tiền trả nợ gốc vay |
Trình bày là dòng tiền chi của HĐ đầu tư | Trình bày là dòng tiền chi của HĐ tài chính |
Chia sẽ bài viết