Chi phí tiền lương hợp lý thì phải gồm những giấy tờ gì?
Chi phí tiền lương hợp lý thì phải gồm những giấy tờ gì?
Bạn biết không cứ mỗi khi đến mùa báo cáo và quyết toán thuế tncn tôi luôn luôn đau đáu trong lòng 1 câu hỏi?
Với công ty này thì mình cần chế biến, chuẩn bị những giấy tờ gì để giúp DN bảo vệ được chi phí tiền lương?
VẬY CẦN LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG LÀ CHI PHÍ HỢP LÝ
+ Thứ 1: Để đưa chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí hợp lý thì cần:
- Hợp đồng lao động
- Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (hoặc thoả ước lao động tập thể …)
- Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
- Chứng minh thư phô tô.
- Bảng chấm công hàng tháng.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Thang bảng lương do DN tự xây dựng.
- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.
- Mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN)
bạn nhớ là Tất cả phải có chữ ký đầy đủ của các nhân viên. - Tờ khai thuế TNCN tháng, quý nếu có phát sinh
- Tờ khai Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
- Các chứng từ nộp thuế TNCN (nếu có)
- Sổ BHXH (nếu có)
- Bản khai trình việc sử dụng lao động khi mới bắt đầu hoạt động (Ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT–BLĐTBXH)
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động Mẫu số 07 (Ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT–BLĐTBXH)
+ Thứ 2: Đối với những lao động thời vụ, thử việc cần có thêm:
- Phải khấu trừ thuế TNCN 10% trước khi trả thu nhập cho những lao động thời vụ nếu thu nhập từ 2 triệu /lần hoặc tháng. (Nếu < 2 triệu thì không cần khấu trừ).
- Nếu không muốn khấu trừ 10% thu nhập trước khi trả lương thì phải có Bản cam kết mẫu 02/CK–TNCN theo Thông tư 92). Chú ý: Cá nhân làm bản cam kết 02 thì chỉ có thu nhập tại 1 nơi và đã có MST tại thời điểm làm cam kết (Nếu có thu nhập 2 nơi thì phải khấu trừ 10% thuế TNCN)
- Nếu là người nước ngoài (không phải là cá nhân cư trú) thì khấu trừ 20% thuế TNCN
+ Thứ 3: Đối với hợp đồng giao khoán cần thêm:
- Hợp đồng giao khoán
- Biên bản bàn giao
- Biên bản nghiệm thu.
- Hóa đơn hoặc chứng từ khấu trừ thuế TNCN của những cá nhân nhận giao khoán

Ngoài ra tôi còn 1 số kinh nghiệm kiểm tra về tiền lương đó là:
- Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca)
- Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng
- Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh.
- Bạn kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)?
- Bạn xem phần danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa?
- Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa?
- Các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HĐLĐ chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HĐLĐ đưa hết vào trong HĐLĐ các khoản lương, thưởng, phụ cấp rõ ràng nhé.
Ví dụ: Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp B bao nhiêu đồng/tháng…phải cụ thể số tiền, cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp.

Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH
DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Câu hỏi liên quan đến chi phí lương
Để đưa chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí hợp lý thì điều đầu tiên cần đó là hợp đồng và quy chế
Sau đó chúng ta cân nhắc đưa những nội dung phù hợp với yêu cầu của công ty vào hợp đồng và quy chế
Khoản lương mà chúng ta đã hạch toán vào năm N
Nhưng thực tế chúng ta chưa chi đến thời điểm quyết toán thuế là 31/03/N+1 thì sẽ bị loại khỏi chi phí năm N
Theo điểm c, Khoản 2.6, Điều 4, TT96/2015/TT-BTC:
“c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.”
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Chia sẽ bài viết