Trang chủ » Cách lên bảng cân đối kế toán để lập BCTC

Cách lên bảng cân đối kế toán để lập BCTC

CÁCH LÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỂ LẬP BCTC

Để lên bảng cân đối kế toán chính xác, thì kế toán phải hiểu được bản chất của các chỉ tiêu trên bảng cân đối, và phải hiểu được sự luân chuyển giữa các tài khoản với nhau

Để hiểu rõ  về cách ghi nhận các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, buộc một kế toán viên phải tìm hiểu chi tiết về Chuẩn mực kế toán 01 chuẩn mực kế toán số 21

I.Kết cấu của Bảng cân đối kế toán

Bảng kết cấu của bảng cân đối kế toán

 
Tiền và tương đương tiềnTS NGẮN HẠNTỔNG TÀI SẢN=TỔNG NGUỒN VỐNNỢ PHẢI TRẢPhải trả người bán
Đầu tư tài chính ngắn hạnNgười mua trả tiền trước
Khoản phải thu ngắn hạnChi phí phải trả
Hàng tồn khoThuế và các khoản phải nộp
Tài sản ngắn hạn khácVay và nợ thuê tài chính
Tài sản cố địnhTS
DÀI HẠN
VỐN CHỦ SỞ HỮUVốn góp của CSH
Đầu tư tài chính dài hạnThặng dư vốn cổ phần
Khoản phải thu dài hạnLợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bất động sản đầu tưCác quỹ

 

Theo đó thì Kết cấu của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính đó là phần: TÀI SẢNNGUỒN VỐN

1.)Tài sản trong bảng cân đối kế toán

Tài sản trong bảng cân đối kế toán là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.

Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lại cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Cách lên bảng cân đối kế toán lập báo cáo tài chính
Cách lên bảng cân đối kế toán lập báo cáo tài chính

2.) Nợ phải trả trong cân đối kế toán:

Là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.

Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng Cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Tài sản là nguồn lựcDo DN kiểm soát: quyền chi phối việc sử dụng tài sản nhằm thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản . Đối với các nguồn lực vô hình quyền kiểm soát tài sản là quyền thu được các lợi ích kinh tế từ tài sản đồng thời có quyền hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác với các nguồn lực vô hình đó

———————————————————————————————————

Đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp

 

Điều kiện ghi nhận tài sản

Chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Ví dụ chi phí nghiên cứu, phát triển phải chia thành chi phí giai đoạn nghiên cứu và chi phí của giai đoạn triển khai

———————————————————————————————————

Có giá trị xác định một cách đáng tin cậy

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệpPhát sinh từ các sự kiện đã xảy ra

———————————————————————————————————

Làm cho lợi ích kinh tế của doanh nghiệp bị giảm sút

Điều kiện ghi nhận nợ phải trả

Chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế

———————————————————————————————————

Giá trị giảm sút về lợi ích kinh tế được xác định một cách đáng tin cậy

VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ

* Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.

Cách lên bảng cân đối kế toán
Cách lên bảng cân đối kế toán

II. Cách lên bảng cân đối kế toán để lập báo cáo tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
( Áp dụng doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

TÀI SẢNMã sốSố cuối năm
124
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN100MS100 = MS 110 + MS 120 + MS 130 + MS 140 +MS 150
I. Tiền và các khoản tương đương tiền110MS 110 =MS 111 + MS 112
1. Tiền 111Số dư Nợ TK 111, 112, 113 cộng lại
2. Các khoản tương đương tiền112Số dư Nợ TK 1281 (c.tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và TK 1288 (các khoản ĐTN/hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kế từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đôi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyên đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo), các khoản khác đủ tiêu chuẩn.
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn120MS120=MS121+MS122+MS123
1. Chứng khoán kinh doanh121Số dư Nợ của TK 121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) 122Số dư Có của Tài khoản 2291 và được ghi số âm
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn123Số dư Nợ của TK1281, TK 1282, 1288 (chí tiết các khoản có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng và không được phân loại là tương đương tiền
III. Các khoản phải thu ngắn hạn130MS130=MS131+…+MS137, 139
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131Tổng hợp các chỉ tiệt dư nợ ngắn hạn TK 131
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn132Tổng hợp các chỉ tiệt dư Nợ ngắn hạn TK 331
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn133Tổng hợp các chỉ tiệt dư Nợ ngắn hạn TK 1362, 1363, 1368
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng134Số dư Nợ TK 337
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn135Tổng hợp các chi tiết dư Nợ ngắn hạn TK 1283
6. Phải thu ngắn hạn khác136Tổng hợp các chi tiết dư Nợ ngăn hạn của các TK: TK 1385,TK1388,TK334, TK338,/TK 141;TK 244
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)137Số dư Có chi tiết TK 2293 (chi tiết dự phòng cho cáckhoản phải thu ngắn hạn khó đòi) ghi bằng số âm
8. Tài sản thiếu chờ xử lý139Số dư Nợ TK 1381
IV. Hàng tồn kho140MS 140=MS141+149
1. Hàng tồn kho141Số dư Nợ TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 cộng lại ( không bao gồm CPSXKD dở dang DH và giá trị thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)149Số dư Có Tài Khoản 2294 phi bằng sô âm
V. Tài sản ngắn hạn khác150MS150= MS151 +MS152+MS153+ MS154+MS155
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151Số dư Nợ chi tiết ngắn hạn của TK 242
2. Thuế GTGT được khấu trừ152Số dư Nợ của TK 133
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước153Tổng hợp các chi tiết dư Nợ T K333
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ154Số dư Nợ TK 171
5. Tài sản ngắn hạn khác155Số dư Nợ chi tiết ngắn hạn của TK 2288
B – TÀI SẢN DÀI HẠN200MS200 = MS210 + 220 +230 +240 +250 + 260
I. Các khoản phải thu dài hạn 210MS210=MS211+… +MS215+MS216+MS219
1. Phải thu dài hạn của khách hàng211Tổng hợp các chi tiết dư nợ dài hạn TK 131
2. Trả trước cho người bán dài hạn212Tông hợp các chi tiết dư Nợ dài hạn TK 331
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc213Số dư Nợ TK 1361
4. Phải thu nội bộ dài hạn214Số dư Nợ chi tiết đài hạn  của các TK1362, 1363, 1368
5. Phải thu về cho vay dài hạn215Số dư Nợ chi tiết dài hạn TK 1283
6. Phải thu dài hạn khác216Tổng hợp chi tiết Dư nợ Dài hạn TK 1385, 1388, 334, 338, 141, 244
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)219Số dư có chi tiết TK 2293( Chi tiết dự phòng cho các khoản phải thu dài hạn khó đòi) và được ghi bằng số âm
II. Tài sản cố định220MS220= _MS221+MS224+MS227
1. Tài sản cố định hữu hình221MS221=MS222+MS223
      – Nguyên giá222Số dư Nợ TK211
      – Giá trị hao mòn luỹ kế (*)223Số dư Có TK 2141 ghỉ bằng số âm
2. Tài sản cố định thuê tài chính224MS224=MS225+MS226
      – Nguyên giá225Số dư Nợ TK 212
      – Giá trị hao mòn luỹ kế (*)226Số dư Có TK 2142 ghi bằng số âm
3. Tài sản cố định vô hình227MS227=MS228+MS229
      – Nguyên giá228Số dư Nợ TK 213
      – Giá trị hao mòn luỹ kế (*)229Số dư Có TK 2143 ghi bằng số âm
III. Bất động sản đầu tư230MS230=MS231+MS232
      – Nguyên giá231Số dư Nợ TK 217
      – Giá trị hao mòn luỹ kế (*)232Số dư Có TK 2147 ghi bằng số âm
IV. Tài sản dở dang dài hạn 240MS240=MS241+MS242
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241Số dư Nợ chi tiết DH của TK154 trừ đi chi tiết Số dư Có TK 2294( Dự phòng TK 154 dài hạn)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang242Số dư Nợ của TK 241
V. Đầu tư tài chính dài hạn250MS250 = MS251+252, 253, 254, 255
1. Đầu tư vào công ty con 251Số dư Nợ TK 221
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết252Số dư Nợ TK 222
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác253Số dư Nợ TK 2281
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)254Số dư Có chi tiết TK 2292 và ghi số âm
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn255Tổng hợp các chi tiết dư Nợ dài hạn của các TK 1281, 1282, 1288 (không bao gồm phải thu về cho vay đài hạn)
VI. Tài sản dài hạn khác260MS260 =MS261+MS262+MS263+MS268
1. Chi phí trả trước dài hạn261Tông hợp chi tiết dư Nợ dài hạn (từ thời điểm trả trước) TK 242. DN không phải tái phân loại chỉ phí trả trước Dài hạn thành chỉ phí trả trước ngăn hạn.
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại262Số dư Nợ TK 243
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn263Số dư Nợ chi tiết đài hạn TK 1534 và Số dư Có TK2294 (ct dự phòng giảm giá thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thê dài hạn)
4. Tài sản dài hạn khác268Số dư Nợ chi tiết đài hạn TK 2288
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
 (270 = 100 + 200)
270
C – NỢ PHẢI TRẢ300MS300 = MS310 + MS330
I. Nợ ngắn hạn310MS 310=MS 311+…+MS 324
1. Phải trả người bán ngắn hạn311Tổng hợp các chi tiết dư Có ngắn hạn TK 331
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn312Tổng hợp các chi tiết dư Có ngắn hạn TK 131
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước313Tổng hợp các chi tiết dư Có TK333
4. Phải trả người lao động314Số dư Có TK 334
5. Chi phí phải trả ngắn hạn315Số dư Có chi tiết ngắn hạn của TK 335
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn316Số dư Có chi tiết ngắn hạn của TK 3362, 3363, 3368
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng317Số dư Có TK 337
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318Số dư Có chi tiết ngắn hạn của tài khoản 3387
9. Phải trả ngắn hạn khác319Số dư Có chi tiết ngắn hạn của TK 338, 138, 344
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn320Số dư Có chi tiết ngắn hạn của TK 341 và TK 3431
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321Số dư Có chi tiết ngắn hạn của TK352
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322Số dư Có của TK 353
13. Quỹ bình ổn giá323Số dư Có của TK 357
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ324Số dư Có của TK 171
II. Nợ dài hạn330MS 330=MS331+…+MS343
1. Phải trả người bán dài hạn331Tổng hợp các chi tiết dư Có dài hạn TK 331
2. Người mua trả tiền trước dài hạn332Tổng hợp các c chi tiết dư Có dài hạn TK 131
3. Chi phí phải trả dài hạn333Số dư Có chí tiết dài hạn của TK 335
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh334Số dư Có TK 3361
5. Phải trả nội bộ dài hạn335Số dư Có chi tiết dài hạn của TK 3362, 3363, 3368
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336Số dư Có chi tiết dài hạn của TK 3387
7. Phải trả dài hạn khác337Tổng hợp các chi tiết dư Có dài hạn củaTK 338, 344
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338Số dư Có chi tiết dài hạn của TK 341 và TK 3431
9. Trái phiếu chuyển đổi339Số dư Có của TK 3432
10. Cổ phiếu ưu đãi340Số dư Có chi tiết TK 41112 (chi tiết loại cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả)
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341Số dư Có TK 347
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342Số dư Có chi tiết dài hạn của TK352
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ343Số dư Có của TK356
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU400MS 400=MS410+MS430
I. Vốn chủ sở hữu410MS110=MS 411+…+MS422
1. Vốn góp của chủ sở hữu411Số dư Có của TK 4111. Đối với công ty cô phẩn MS411 =MS 411a + MS411b
    – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết411aSố dư Có TK 41111
    – Cổ phiếu ưu đãi411bSố dư Có chi tiết TK 41112 (chi tiết loại cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu).
2. Thặng dư vốn cổ phần412Số dư Có của TK 4112 (TK 4112 có số dư Nợ thì ghi bằng số âm
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu413Số dư Có của TK 4113
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414Số dư Có của TK 4118
5. Cổ phiếu quỹ (*)415Số dư Nợ TK 419 ghí bằng số âm
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản416Số dư Có TK412 (có số dư Nợ thì ghi âm)
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái417Số dư Có TK413 (có số dư Nợ thì ghi âm)
8. Quỹ đầu tư phát triển418Số dư Có TK 414
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp419Số dư Có TK 417
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu420Số dư Có TK 418
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối421Số dư Có TK 421(TK 421 có Số dư Nợ thì ghi bằng số âm)
     – LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước421aSố dư Có TK 4211(Năm) hoặc Số dư Có TK 4211+4212(chi tiết từ đầu năm đến đầu kỳ b/cáo)(Quý). Nếu TK4211, 4212 có Số dư Nợ thì ghi bằng số âm
     – LNST chưa phân phối kỳ này421bSố dư Có TK 4212(Năm) hoặc Số dư Có TK 4212(chi tiết LN phát sinh trong quý báo cáo). Nếu TK 4212 có
Số dư Nợ thì ghi bằng số âm
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB422Số dư Có TK 441
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác430MS430=MS43 1+MS432
  1. Nguồn kinh phí 431CL giữa Số dư Có của TK 461 với Số dư Nợ TK 161, T/Hợp Số dư Nợ TK 161 lớn hơn Số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn( )
  2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ432Số dư TK 466
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
440

Trên đây là chi tiết hướng dẫn lên bảng cân đối kế toán để lập báo cáo tài chính, trong quá trình làm kế toán cần kiểm tra kỹ để đảm bảo cân bằng giữa Tài sản và nguồn vốn

Hướng dẫn lên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

 

DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Tìm hiểu về quy định thuế tại đây

Fanpage: DV KẾ TOÁN MAI THANH

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Một số vấn đề về bảng cân đối kế toán

Phân biệt nguyên tắc phân loại các khoản phải thu ngắn hạn/ dài hạn với chi phí trả trước ngắn hạn/dài hạn khi lập Bảng cân đối kế
Nợ phải thu ngắn hạn/dài hạn Chi phí trả trước ngắn hạn/dài hạn
Phân loại ngắn hạn/dài hạn tính từ thời điểm lập Báo cáo đến khi đáo hạnTính từ thời điểm phát sinh giao dịch
Có tái phân loại lại phải thu dài hạn có thời gian đáo hạn còn lại trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ SXKD tính từ thời điểm lập báo cáo thành phải thu ngăn hạn
Tiền gửi cho mục đích thanh toán
Không tái phân loại lại
Số dư của các TK hàng tồn kho được trình bày trên chỉ tiêu nào trên báo cáo tài chính

-Hàng tồn kho (MS 140)
-Hàng tồn kho (MS 141)
– CPSXKD dở dạng dài hạn
– Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn

Nêu sự khác biệt khi trình bày trên bảng cân đối kế toán đối với Cổ phiếu thường Cty Cổ phần phát hành với cổ phiếu ưu đãi công ty cổ phần phát hành
Cổ phiếu thường Cty Cổ phần phát hànhCổ phiếu ưu đãi Cty Cổ phần phát hành
Trình bày ở chỉ tiêu thuộc phần Vốn chủ sở hữu:

-Chi tiêu “Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết” (MS 411b)

Trình bày ở chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu:

+ Chi tiêu “Cổ phiếu ưu đãi” (MS 340) thuộc phần Nợ phải trả đối với cổ phiếu ưu đãi mà bắt buộc Công ty phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai và nghĩa vụ mua lại phải được ghi rõ trong hồ sơ phát hành tại thời điểm phát hành cổ phiếu

+ Chỉ tiêu “Cổ phiếu ưu đãi” (MS 411b) thuộc phần Vốn chủ sở hữu đối với cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc Công ty phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai

Chia sẽ bài viết