3 PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO MỚI NHẤT
Các phương pháp trích khấu hao
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP.
- Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều)
- Phương pháp khấu hao nhanh
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng.
3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Chú ý: Ngoài ra, có thể theo một tỷ lệ khấu hao nào đó do công ty đưa ra.
Ví dụ: : “khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh với tỷ lệ khấu hao các năm lần lượt là 25%, 22%, 19%, 16%, 13%”
I. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Mức khấu hao TSCĐ.
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng công thức:
MKH = NGKH/T
Trong đó:
MKH : Mức trích khấu hao bình quân hàng năm
NGKH : Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T : Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
NGKH : Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
Nguyên giá TSCĐ: (NG) (phải căn cứ vào nguồn hình thành nên TSCĐ) là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi ra để có đc TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ: (T) là khoảng thời gian sử dụng dự tính cho cả đời TSCĐ. Việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ dựa vào 2 yếu tố chủ yếu sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật: của TSCĐ là thời gian sử dụng TSCĐ dựa theo thiết kế kỹ thuật.
- Tuổi thọ kinh tế: là thời gian sử dụng TSCĐ có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ.
+ Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm (TKH) là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao (MKH) và nguyên giá của TSCĐ (NGKH).
TKH =MKH/NGKH *100%
+ Tỷ lệ khấu hao tháng của TSCĐ: Tth =Tkh/12 tháng
- Các loại tỷ lệ khấu hao:
+ Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ
+ Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của các loại TSCĐ
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp khấu hao đường thẳng.
Ưu điểm: 1.Tính toán đơn giản, dễ dàng. 2.Mức trích khấu hao được phân bổ đều đặn hàng năm nên ổn định giá thành và giá bán. Phương pháp này phù hợp với các TSCĐ hao mòn đều đặn trong kỳ | Hạn chế: 1.Không phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. 2.Trong một số trường hợp không lường trước được tiến bộ KHKT, việc áp dụng phương pháp này có thể dẫn tới tình trạng không thu hồi đủ VCĐ. Phương pháp này không phù hợp với những tài sản hoạt động không đồng đều giữa các thời kỳ. |
II. Phương pháp trích khấu hao nhanh
- Đặc điểm: Phương pháp này tập trung thu hồi VCĐ ở những năm đầu và giảm dần ở các năm sau.
Hai phương pháp khấu hao nhanh
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo tổng số
1. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
- Nội dung: Mức khấu hao được xác định dựa vào tỷ lệ khấu hao cố định và giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm tính khấu hao.
- Cách xác định:
MKHt = GCt x TKHđ
Trong đó:
- MKHt : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ t.
- GCt : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ t.
- TKHđ : tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ.
- TKH : tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Hđ : Hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh.
- t : thứ tự các năm sử dụng TSCĐ (t = 1,n).
Dựa vào tỷ lệ khấu hao trong điều kiện bình thường nhân với hệ số điều chỉnh
TKHđ = TKH x Hđ
Sử dụng hệ số Hđ về mặt lý thuyết như sau:
- TSCĐ có thời hạn sử dụng đến 4 năm thì hệ số là 1.5
- TSCĐ có thời hạn sử dụng 4 đến 6 năm thì hệ số là 2
- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2.5
Theo thông tư 45/2013:
- TSCĐ có thời hạn sử dụng đến 4 năm thì hệ số là 1.5
- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 4 năm thì hệ số là 2
Ví dụ: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Một TSCĐ có nguyên giá là 100 triệu đồng, thời gian sử dụng DN xác định là 5 năm. Tính mức trích khấu hao từng năm theo phương pháp số dư giảm dần?
Ví dụ về PP khấu hao theo số dư giảm dần
- Do kỹ thuật tính toán nên đến năm cuối cùng, mức khấu hao TSCĐ chưa thu hồi đủ vốn đầu tư vào TSCĐ.
- Để khắc phục hạn chế này, người ta đã sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Nghĩa là một vài năm cuối cùng, người ta lấy giá trị còn lại chia cho số năm sử dung còn lại của TSCĐ
(Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.)
Ví dụ: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
2. Phương pháp trích khấu hao theo tổng số (phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng)
- Nội dung: Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hàng năm được tính dựa vào tỷ lệ khấu hao hàng năm và nguyên giá của TSCĐ.
- Cách xác định:
MKHt = NGKH x TKHt
Trong đó:
- TKHt được xác định bằng 2 cách:
+ Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại tính từ đầu năm chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng của TSCĐ.
+ Cách 2: Xác định theo công thức:
- T: thời hạn sử dụng TSCĐ.
- t: thời điểm cần tính khấu hao.
Ví dụ về phương pháp trích khấu hao theo tổng số
Doanh nghiệp X có 1 thiết bị mới NG là 100 triệu đồng, thời hạn sử dụng là 5 năm. Xác định MKH ở từng năm theo phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng?
Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanh
Ưu điểm:
- Cho phép DN nhanh chóng tập trung nguồn VCĐ và hạn chế được những tổn thất khi không lường trước được sự tiến bộ của KHKT trong việc khấu hao TSCĐ.
- Tạo lá chắn thuế cho doanh nghiệp. Do doanh nghiệp được “hoãn nộp” một phần thuế TNDN. Từ đó tạo điều kiện cho DN nhanh chóng có nguồn để đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nhược điểm
- Làm cho chi phí khấu hao những năm đầu cao, lợi nhuận sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính và giá cổ phiếu
- Việc tính toán khấu hao sẽ phức tạp hơn.
III. Phương pháp trích khấu hao theo sản lượng
Nội dung: Mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ được tính dựa trên mức khấu hao trên một đơn vị sản phẩm và sản lượng trong kỳ
Cách xác định:
MKHt = Q sp t x MKH sp
Trong đó:
MKH sp =NG/Qcs
- Qcs : Tổng sản lượng theo công suất thiết kế dự tính trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
- MKH sp: Mức trích khấu hao đơn vị sản phẩm.
Điều kiện áp dụng:
- Trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Tính số khấu hao phù hợp hơn với mức độ hao mòn của TSCĐ có mức độ hoạt động không đều giữa các thời kỳ. |
Việc khấu hao có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi phải thống kê được khối lượng sản phẩm đầy đủ và rõ ràng. |
Trên đây là các phương pháp khấu hao được phép sử dụng được Bộ tài chính cho phép sử dụng
Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phù hợp với đơn vị của mình
Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH
DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com
DỊCH VỤ CỦA MAI THANH | |
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác |
✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói | ⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành |
✅ Dịch vụ thuê văn phòng ảo | ⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí |
✅ Dịch vụ quyết toán thuế | ⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn |
✅ Dịch vụ bảo hiểm | ⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động |
✅ Dịch vụ giải thể DN | ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng |
Chia sẽ bài viết