Trang chủ » Các lưu ý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Các lưu ý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Các lưu ý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế Thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế Thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x 20%
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Lỗ kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = Tổng doanh thu tính thuế – Chi phí được trừ + Thu nhập khác

Từng chỉ tiêu ở công thức tính thuế trên phải được xác định một cách chính xác, dựa trên luật thuế hiện hành

Các khoản doanh thu và thu nhập khác được xác định theo luật kế toán đã được tìm hiểu chi tiết tại Chuẩn mực kế toán số 14

Các khoản chi phí được trừ được xác định tại bài viết : Nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ

Các khoản chi phí không đươc trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đã được liệt kê chi tiết tại : Các khoản chi phí không được trừ

Các khoản doanh thu và thu nhập khác được xác định theo luật kế toán đã được tìm hiểu chi tiết tại Chuẩn mực kế toán số 14.

Và các khoản thu nhập khác này được xác định thế nào khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp ?

I. THU NHẬP KHÁC

Theo đó, các khoản thu nhập khác bao gồm:

a. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán

b. Thu nhập từ chuyển nhượng Bất động sản

c. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; Chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển  nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

d. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm

  • Tiền bản quyền sở hữu trí tuệ
  •  Chuyển giao công nghệ

Xác định bằng : Số tiền thu được – Chi phí tạo ra công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ hoặc giá vốn – Chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển… và các khoản chi khác.

e.Thu nhập từ cho thuê tài sản

Xác định bằng: Doanh thu từ hoạt động – Các chi phí được trừ có liên quan (KH, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, thuê để cho thuê lại…)

f.Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ BĐS), các giấy tờ có giá:
TN = Doanh thu CN, TL – Giá trị còn lại – CF liên quan đến thanh lý, CN.

g.Thu nhập từ Lãi tiền gửi, tiền cho vay vốn:

  • Thu Lãi tiền gửi, lãi cho vay   > Chi lãi vay: Sau bù trừ tính vào TNK.
  • Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay < Chi lãi vay: Sau bù trừ tính vào giảm trừ HĐSXKD chính.

h.TN hoạt động bán ngoại tệ
TN = Tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ – Tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.

* TN từ chênh lệch tỷ giá:

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ:

1.Liên quan đến HĐSXKD chính : Tính vào TN hoặc CF HĐSX KD chính

2.Không liên quan đến HĐSXKD chính: Tính vào TNK hoặc CF tài chính.

* Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại sau khi bù trừ:

1.Chỉ tính đối với các khoản Nợ phải trả khi đáng giá lại cuối năm tài chính.

2.Liên quan đến HĐSXKD chính: Tính vào TN hoặc CF HĐSXKD chính 3.Không liên quan đến HĐ SXKD chính: Tính vào TNK hoặc CF tài chính.

*Đối với NPThu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tính vào CF được trừ hoặc TN là  khoản chênh lệch giữa:
1.Tỷ giá tại thời điểm thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản vay với:
2.Thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc cho vay ban đầu.

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm:
1.Tỷ giá đánh giá lại số dư cuối năm là: Tiền mặt, tiền đang chuyển, các khoản NPT khác có gốc ngoại tệ.

j. Khoản Nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.

k. Khoản Nợ phải trả không xác định được chủ nợ. TN từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước phát hiện ra.

m.Các khoản thi về tiền phạt, tiền bồi thường:

  • Thu tiền phạt, tiền bồi thường > Chi phạt, chi bồi thường: Sau bù trừ, phần còn lại tính vào TNK.
  • Thu tiền phạt, tiền bồi thường < Chi phạt, chi bồi thường: Sau bù trừ, phần còn lại trừ vàoTNK.

Trường hợp trong năm không có TNK thì giảm trừ HĐSXKD chính.

Các khoản thu trên không bao gồm:

  • Thu tiền phạt, tiền bồi thường ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.
  • Các khoản chi trên không bao gồm khoản Phạt vi phạm hành chính.
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi Góp vốn, điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Trừ DN 100% vốn nhà nước khi cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới DN).
  • Phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Tài sản thông thường: Tính một lần vào TNK hoặc giảm trừ TNK tại DN có TS ĐGL.
  • Tài sản là giá trị quyền sử dụng đất:

1.Trường hợp góp vốn
a.Trường hợp mà DN nhận Giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào CF được trừ: Tính một lần vào TNK.

b.Trường hợp góp vốn để hình thành TSCĐ thực hiện SXKD: mà DN nhận Giá trị     quyền sử dụng đất KHÔNG được phân bổ dần giá trị đất vào CF được trừ:
Bên nhận không được trích khấu hao.

Bên đánh giá lại được phân bổ dần vào TNK tối đa 10 năm.

DN phải thông báo số năm phân bổ khi nộp HSQT năm bắt đầu kê khai khoản TN này.

2.Điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhật, chuyển đổi loại hình DN, góp vốn vào các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán: Tính một lần vào TNK.

3.Trường hợp sau khi góp vốn, DN lại tiếp tục CN vốn bằng giá trị QSDĐ (kể cả trường hợp trước hạn 10 năm) thì TN trên từ QSDĐ CN vốn phải được tính và kê khai như CN BĐS.

o. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật, từ tài trợ, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh           toán, thưởng khuyễn mãi, các khooản hỗ trợ khác.

Nếu bằng tiền: Theo giá trị tiền i.

Nếu bằng hiện vật: Theo giá trị của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm nhận.

p. Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác DN nhận được theo thỏa thuận từ:
i.Bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở SXKD sau khi trừ các chi phí liên quan (CF di dời, giá trị còn lại, CF khác).Chính sách của NNước, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

q.Các khoản trích trước vào chi phí:

  • DN không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà
  • DN không hạch toán điều chỉnh giá chi phí; khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình  xây dựng.

r. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không tính trong  doanh thu:

  • Thưởng giải phóng tàu nhanh.
  • Tiền thưởng trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ đi các khoản CF để có thu nhập  đó.

s.TN từ tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi, CF tiêu thụ mà phế liệu, phế phẩm này tạo ra trong quá trình sản xuất:

  • Các sản phẩm đang được ưu đãi thuế TNDN thì khoản TN này được hưởng ưu đãi.
  • Các sản phẩm không được ưu đãi thuế TNDN thì khoản TN này tính vào TNK.

t. Khoản tiền hoàn thuế XK, thuế NK của hàng hóa đã thực xuất, thực nhập khẩu thì:

  • Nếu phát sinh trong năm quyết toán thuế TNDN thì được tính giảm trừ CF ngay trong năm đó.
  • Nếu phát sinh các năm quyết toán thuế TNDN trước thì tính vào TNK của năm phát sinh khoản TN (hoàn thuế).

TN này liên quan đến HĐ SXKD đang được hưởng ưu đãi thì được ưu đãi.

TN này không liên quan đến HĐ SXKD đang được hưởng ưu đãi thì không được ưu đãi, tính vào TNK.

u.TN từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia:

Từ TN trước khi nộp thuế TNDN.

v.Trường hợp DN tiếp nhận thêm thanh viên góp vốn, phát sinh chênh lệch số tiền thành viên góp vốn bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ thì:

Nếu được xác định phần chênh là TN DN thì không tính vào TNCT.

Nếu không được xác định, được chia cho các thành viên góp vốn cũ, thì được coi là TN của ác thành viên góp vốn cũ (TC, CN). Các khoản thu nhập khác theo quy định pháp luật.

II.Thu nhập miễn thuế (12 mục)

a.Thu nhập lĩnh vực Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã.
  • Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thực hiện ở:

1.Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội  khó khăn.

2.Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông ở: Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
  • Thu nhập từ trồng trọt (kể cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và doanh nghiệp được ưu đãi thuế là:

1.Thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng.

2.Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (kể cả trường hợp mua SP nông sản, thủy sản về chế biến)

3.Điều kiện để thu nhập từ SP, HH chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế, phải đáp ứng đồng thời các quy định sau:

a.Tỷ lệ nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất từ 30% trở lên.

b.Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế TTĐB.

4.Thu nhập miễn thuế còn bao gồm cả:

a.Thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su.

b.Thu nhập từ việc bán phế liệu, phế phẩm liên quan đến các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản.

5.DN phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế.

6.Các sản phẩm, chăn nuôi, nuôi trồng trên được xác định theo mã ngành kinh tế cấp 1 của nghành NN, LN, Thủy sản của hệ thống nghành kinh tế.

So sánh hợp tác xã và doanh nghiệp.

Hợp tác xã và doanh nghiệp giống và khác nhau theo quy định của pháp luật.

a) Giống nhau: Cả hợp tác xã và doanh nghiệp đều là tổ chức tự nguyện.Đều có tư cách pháp nhân

b) Khác nhau:

Tiêu chí so sánhHợp tác xãDoanh nghiệp
Đối tượng hướng đếnCác thành viên hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung về hàng hóa, dịch vụ của thành viên.Các hoạt động kinh doanh trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi.

a.Cơ sở dạy nghề phải được thành lập và hoạt động theo các văn bản hướng dẫn về dạy nghề.

b.Có danh sách các học viên theo các trừng hợp cụ thể.

7 .Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phẩn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp  trong nước được miễn thuế khi:

  • Phần thu nhập được nhận sau khi bên đối tác đã thực hiện xong nghĩa vụ thuế TNDN (kể cả được ưu đãi, miễn thuế).
  • Chỉ áp dụng cho đối tác là DN trong nước.

8. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho

+ Hoạt động giáo dục

+ Nghiên cứu khoa học

+Văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khác.

Điều kiện:

  • Tổ chức nhận tài trợ phải được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật.
  • Thực hiện đầy đủ quy định về kế toán thống kê.
  • Sử dụng đúng mục đích, nếu sai mục đích phải tính nộp thuế trên phần sử dụng sai tại kỳ sử dụng sai.

9 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải lần đầu của DN được cấp chứng chỉ giảm phát thải.

Lần tiếp theo chuyển nhượng phải nộp thuế TNDN.

ii.Đảm bảo khi bán hoặc chuyển nhượng phải được cơ quan có thểm quyền về môi trường xácnhận theo quy định.

10 .Thu nhập từ nhiệm vụ nhà nước giao:

  • Của ngân hàng phát triển VN trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng XK.
  • Tín dụng cho người nghèo và đối tượng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hộI
  • Cty TNHH MTV quản lý tài sản các tổ chức tín dụng tại VN

11. Có hoạt động thu của các quỹ… không vì mục tiêu lợi nhuận.

Thu nhập không chia của:

  • Cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực: Giáo dục – đào tạo, y tế, lĩnh vực xã hội hóa khác (kể cả văn phòng giám định tư pháp) để lại để:

+ Thực hiện đầu tư phát triển cơ sở đó theo pháp luật chuyên ngành.

+ Không bao gồm để đầu tư mở rộng các ngành nghề, hoạt động kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, lĩnh vực xã hội hóa khác.

+ Cơ sở xã hội hóa được thành lập và hoạt động đáp ứng các điều kiện hoạt động, loại hình,     tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn theo quy định chuyên ngành.

  • Thu nhập không chia của HTX để hình thành tài sản của HTX.

Các khoản thu nhập này nếu chia hoặc chi sai mục đích sẽ bị truy thu, xử phạt theo quy định

12. Thu nhập từ chuyền giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Quy định về thủ tục theo quy định pháp luật về Luật chuyển giao công nghệ.

Lĩnh vực ưu tiền chuyển giao quy định tại TT 133/2008/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Thu nhập của văn phòng thừa phát lại trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.Trừ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại.

VP TPL hoạt động theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về vấn đề này.

Lưu ý về thuế tndn
Lưu ý về thuế tndn

3.Xác định lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN:

a.Lỗ phát sinh trong kỳ là:

Số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế

Chưa bao gồm các khoản lỗ các kỳ trước chuyển sang.

b.Quy tắc chuyển lỗ:
Số lỗ được chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập (TNCT đã trừ TNMT) của những năm  tiếp theo.

Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Kể cả trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra lại có sự sai lệch về số lỗ được kết chuyểndo DN tự xác định.

DN tạm kết chuyển vào thu nhập các quý, chuyển chính thức vào năm sau khi nộp tờ khai  quyết toán thuế năm.

.Quá 5 năm, số lỗ được kết chuyển không được kết chuyển hết thì không được kết chuyển vào     các năm tiếp đó.

c.Trường hợp chuyển đổi khi:
i.     Các loại:
1.Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất.

2.Chia, tách, giải thể, phá sản
3.Đến thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (QLT) (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế)
ii.Nguyên tắc:
1.Số lỗ của DN phát sinh trước phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh để bù trừ vào thu nhập cùng năm khi (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập…) hoặc được tiếp tục chuyển vào các năm tiếp theo của DN sau (sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập…) để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm, kể từ năm sau phát sinh lỗ.

2.Số lỗ của DN trước được phân bổ cho các DN sau theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

4.Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

a.Mức trích nộp thuế TNDN:
i.     Mức trích tối đa 10%. Trường hợp DN NN năm giữ trên 50% vốn điều lệ, có thêm mức tối thiểu là 3%.

ii.DN nếu có trích, phải lập báo cáo trích, sử dụng quỹ, kê khai mức trích, số tiến trích cho cơ quan quản lý có thẩm quyền kèm tờ khai quyết toán thuế TNDN.

b.Thời hạn sử dụng:
i.     Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập nếu:
1.DN không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì:

a.DN phải nộp lại phần thuế TNDN tính trên khoản TN đã trích mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, lãi phát sinh.

b.Số Tiền sử dụng không đúng mục đích không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

c.Thuế suất áp dụng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng tại thời gian trích lập               quỹ.

d.Lãi suất tính với số thuế thu hồi trên phần sử dụng không hết là lãi trái phiếu kỳ hạn 1 năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn 1 năm) áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là 2 năm.

e.Lãi suất tính với số thuế thu hồi trên phần sử dụng không đúng mục đích theo Quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm đến ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

f.DN không được tính vào TNCT với số tiền lãi phát sinh từ số thuế TNDN phải nộp.

g.Trường hợp tại kỳ trích lập, DN được hưởng ưu đãi thì thuế suất áp dụng ưu đãi, miễn giảm đối với số phần sử dụng không hết hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Xem thêm về các lưu ý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Xem thêm về các nguyên tắc chung xác định chi phí được trừ của thuế tndn

 

DỊCH VỤ THUẾ – KẾ TOÁN MAI THANH
Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM
Liên hệ: 0907 723 900
Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại fanpage

DỊCH VỤ CỦA MAI THANH

Dịch vụ thành lập công ty⭐ Cung cấp dịch vụ thành lập DN nhanh gọn, chính xác
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói⭐ Kế toán đúng chuẩn mực kế toán, đúng luật thuế ban hành
Dịch vụ thuê văn phòng ảo⭐ Văn phòng ảo trọn gói nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí
Dịch vụ quyết toán thuế⭐ Làm lại hồ sơ, xử lý số liệu để quyết toán được nhanh gọn
Dịch vụ bảo hiểm⭐ Dịch vụ bảo hiểm đảm bảo lợi ích của người lao động
Dịch vụ giải thể DN ⭐ Giải thể nhanh gọn, rút ngắn thời gian cho khách hàng

Chia sẽ bài viết